Có ly hôn vắng mặt được không?

0
33

Có ly hôn vắng mặt được không là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu câu trả lời khi muốn ly hôn vắng mặt. 

Ly hôn là điều không ai mong muốn xảy đến với mình trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi cuộc sống hôn nhân rơi vào bế tắc, không thể tiếp tục chung sống thì vợ chồng hoặc một trong hai bên sẽ thực hiện thủ tục ly hôn. Lúc này, ly hôn được xem như một giải pháp để giải thoát cho một trong hai bên hoặc cả hai.

Như các bạn đều đã biết, khi ly hôn thì một trong hai bên hoặc cả hai sẽ chuẩn bị hồ sơ ly hôn. Khi đã có đầy đủ giấy tờ cần thiết, người có yêu cầu ly hôn sẽ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp đơn yêu cầu ly hôn, kèm các tài liệu chứng cứ. Tiếp đó, nếu thuộc thẩm quyền thì Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu ly hôn.

Trong thực tiễn, có nhiều trường hợp các bạn mong muốn được  ly hôn vắng mặt như: Ly hôn đơn phương nhưng không biết địa chỉ của vợ/chồng, Tòa án triệu tập nhưng đương sự không có mặt…

Vậy câu hỏi đặt ra là có ly hôn vắng mặt được không?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải đáp cho câu hỏi có ly hôn vắng mặt được không.

1. Giải đáp có ly hôn vắng mặt được không

Để giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về có ly hôn vắng mặt được không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:

  • Tìm hiểu về ly hôn thuận tình và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
  • Quy định của pháp luật về có ly hôn vắng mặt được không;
  • Thực tiễn có ly hôn vắng mặt được không.

1.1. Tìm hiểu về ly hôn thuận tình và ly hôn theo yêu cầu của một bên

Khi tìm hiểu về có ly hôn vắng mặt được không thì bạn nên tìm hiểu để biết thế nào là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên và quy trình giải quyết ly hôn. Bởi lẽ, thủ tục ly hôn khi thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn sẽ có sự khác biệt.

Điều 55 và Khoản 1 Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:


“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

…”


Như vậy, thuận tình ly hôn được hiểu là trường hợp vợ chồng tự nguyện ly hôn khi đã thỏa thuận được với nhau về chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Còn ly hôn theo yêu cầu của một bên được hiểu là trường hợp một trong hai bên không đồng ý ly hôn hoặc vợ chồng thuận tình ly hôn nhưng không thỏa thuận được với nhau về một trong những vấn đề bao gồm: Người trực tiếp nuôi con khi ly hôn, chia tài sản chung của vợ chồng, khoản nợ hoặc nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Bài viết khác:  Có được ly hôn khi đang mang thai không?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đang có hiệu lực thi hành thì thuận tình ly hôn là yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và được giải quyết theo quy định của tố tụng giải quyết yêu cầu dân sự. Còn đơn phương ly hôn là vụ án ly hôn và giải quyết theo thủ tục tố tụng giải quyết vụ án dân sự.

Theo đó, quy trình chung để giải quyết thuận tình ly hôn hoặc ly hôn đơn phương như sau:

  • Bước 1: Người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ ly hôn bao gồm đơn yêu cầu ly hôn và tài liệu kèm theo (tải mẫu đơn ly hôn tại đây);
  • Bước 2: Người có yêu cầu nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  • Bước 3: Tòa án xét đơn ly hôn và thông báo cho người có yêu cầu nộp tạm ứng án phí;
  • Bước 4: Người có yêu cầu nộp tạm ứng án phí và Tòa án ban hành thông báo thụ lý vụ việc ly hôn;
  • Bước 5: Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ;
  • Bước 6: Tòa án đưa vụ việc ly hôn ra giải quyết và gửi Quyết định/Bản án có đương sự.

1.2. Quy định của pháp luật về có ly hôn vắng mặt được không

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành thu thập các tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ việc ly hôn, ngoài các tài liệu, chứng cứ mà người có yêu cầu ly hôn đã giao nộp.

Trong đó, đương sự sẽ phải có mặt tại Tòa án trong các lần làm việc sau:

  • Có mặt tại Tòa án theo Giấy triệu tập để thẩm phán lấy lời khai;
  • Tham gia phiên hòa giải do Tòa án tiến hành;
  • Tham gia phiên thẩm định, định giá tài sản, nếu vợ chồng có tranh chấp về chia tài sản chung khi ly hôn;
  • Tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ;
  • Phiên Tòa xét xử vụ án ly hôn.

Thông thường, khi vợ chồng đã ly hôn thuận tình thì sẽ không gặp vướng mắc về việc vắng mặt. Bởi lẽ, theo quy định thì vợ chồng chỉ cần có mặt một lần để tham gia buổi hòa giải do Tòa án tiến hành. Nếu không hòa giải thành thì thẩm phán sẽ ban hành quyết định công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Bài viết khác:  Thủ tục ly hôn thuận tình

Vắng mặt ly hôn thường chỉ xảy ra trong trường hợp ly hôn theo yêu của của một bên và vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài hoặc không rõ nơi cư trú.

Vậy pháp luật có quy định như thế nào về có ly hôn vắng mặt được không?

Điều 277, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về có ly hôn vắng mặt được không như sau:


“Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

…”


Như vậy, trong trường hợp đã được triệu tập hợp lệ tới lần thứ hai mà nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn theo quy định của pháp luật.

Bài viết khác:  Mẫu đơn xin ly hôn mới nhất

1.3. Thực tiễn có ly hôn vắng mặt được không

Trong thực tiễn có ly hôn vắng mặt được không thì có ly hôn vắng mặt được, khi Tòa án đã thụ lý, thu thập đủ tài liệu chứng cứ và đã triệu tập hợp lệ tới lần thứ hai.

Kinh nghiệm cho thấy, nếu muốn ly hôn vắng mặt thì bạn sẽ phải thực hiện một số công việc sau để việc ly hôn vắng mặt được thuận lợi:

  • Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, chứng cứ để làm sao Tòa án ít phải thu thập nhất có thể;
  • Cung cấp thông tin liên quan để Tòa án xác minh cư trú được dễ dàng;
  • Ủy quyền cho đơn vị uy tín để hỗ trợ, nếu không am hiểu.

Ngoài ra, trước đây khi ly hôn với vợ hoặc chồng mà đang cư trú tại nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi đã có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về xác minh khi giải quyết ly hôn với người Việt Nam định cư tại nước ngoài thông qua bố mẹ, anh chị em của người Việt Nam định cư tại nước ngoài thì việc ly hôn vắng mặt trong trường hợp vợ chồng đang ở nước ngoài đã trở lên thuận lợi hơn.

Có ly hôn vắng mặt được không?
Có ly hôn vắng mặt được không?

2. Kết luận có ly hôn vắng mặt được không

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu và làm rõ có ly hôn vắng mặt được không. Pháp luật về tố tụng cho phép Tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt đương sự khi đã triệu tập hợp lệ tới lần thứ hai.

Trong thực tiễn, thuận tình ly hôn có thể không có gì quá phức tạp nhưng nếu là đơn phương ly hôn thì thủ tục giải quyết tương đối phức tạp, đặc biệt trong trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con và chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Vì vậy, nếu không am hiểu thì bạn nên ủy quyền cho đơn vị uy tín để trợ giúp bạn thực hiện ly hôn. Tin rằng, với bề dầy kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp bạn ly hôn đạt kết quả tốt nhất, trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình