Làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài là câu hỏi được nhiều bạn đặt ra và đi tìm câu trả lời.
Trong suốt quãng thời gian hơn chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài thì làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài là nội dung mà công ty chúng tôi khá thường xuyên nhận được.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bị cơ quan có thẩm quyền từ chối đăng ký kết hôn nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do các thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn phức tạp mà điển hình là người dân phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ trong khi lại khó tiếp cận thông tin để chuẩn bị đúng và đủ giấy tờ.
Đó là còn chưa kể tới thái độ cửa quyền, hách dịch của cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Vậy câu hỏi đặt ra là làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
Nhằm giúp các bạn dễ dàng hình dung và nắm bắt được nội dung tư vấn thì chúng tôi xin trích dẫn đề nghị của một bạn và phần tư vấn của Công ty.
1. Đề nghị tư vấn làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài?
“Chào Công ty!
Em quen bạn trai người Hàn Quốc được hơn 1 năm nay. Tuần trước tụi em có xuống Ủy ban để đăng ký kết hôn.
Cán bộ ở đây bắt bẻ tụi em đủ kiểu nào là bạn trai em phải bổ sung thêm giấy tờ nọ giấy tờ kia. Trao đổi một lúc thì họ cũng nhận hồ sơ và bảo em cứ về đi có gì sẽ gọi. Em vừa nhận được điện cho họ bảo trả hồ sơ đăng ký kết hôn của tụi em. Em có hỏi tại sao nhưng họ không nói.
Em có vào website và thấy công ty có nhiều kinh nghiệm về hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài nên gửi mail nhờ công ty tư vấn giúp em trường hợp của em thì phải làm như thế nào?
Em xin chân thành cảm ơn!”
2. Tư vấn làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Bạn thân mến!
Đầu thư, xin được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời cảm ơn tới bạn khi đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài về cho Công ty.
Với đề nghị của bạn thì Công ty xin được đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Khi nhận được thông báo từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì bạn sẽ làm những việc sau:
2.1. Tìm hiểu về nguyên nhân từ chối đăng ký kết hôn
Muốn biết phải làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì bạn cần phải biết nguyên nhân vì sao hai bạn bị từ chối đăng ký kết hôn.
Để làm được điều này thì khi nhận lại hồ sơ từ chuyên viên bộ phận Tư pháp – hộ tịch thì bạn đề nghị họ trả lời cho bạn bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối đăng ký kết hôn.
Đề nghị này của bạn không phải tự bạn đặt ra mà hoàn toàn đã được pháp luật quy định. Cụ thể theo quy định tại Điều 5, Luật Hộ tịch 2014, trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch, trong đó có đăng ký kết hôn thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền từ chối bằng văn bản nêu rõ lý do.
Và cũng theo như quy định nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền chỉ từ chối đăng ký kết hôn khi các bạn không đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
Chi tiết quy định về từ chối đăng ký kết hôn như sau:
“Điều 33. Từ chối đăng ký kết hôn
1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Nam.
2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.”
Vậy điều kiện đăng ký kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại Điều 8 và Điều 5, Luật Hộ tịch 2014. Chi tiết như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
…
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
…
- Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
…”
Việc tiếp theo bạn sẽ nghiên cứu các quy định nói trên và đối chiếu với trường hợp của các bạn rồi đánh giá xem hai bạn có đủ điều kiện kết hôn tại Việt Nam hay không. Nếu đã đủ điều kiện kết hôn và không nằm trong trường hợp cấm kết hôn thì việc cơ quan có thẩm quyền từ chối đăng ký kết hôn cho hai bạn là trái quy định của pháp luật.
2.2. Phân biệt từ chối đăng ký kết hôn và từ chối tiếp nhận hồ sơ
Bạn cần phải phân biệt rõ giữa từ chối đăng ký kết hôn và từ chối tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn.
Theo đó, từ chối đăng ký kết hôn là việc cơ quan có thẩm quyền từ chối giải quyết đăng ký kết hôn cho nam, nữ với lý do nam, nữ không đủ điều kiện kết hôn hoặc vi phạm điều cấm kết hôn.
Từ chối tiếp nhận hồ sơ là trường hợp cơ quan có thẩm quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ để giải quyết đăng ký kết hôn với lý do hồ sơ chưa đúng, đủ thành phần. Khi nào nam, nữ bổ sung, khắc phục thiếu sót trong hồ sơ thì cơ quan có thẩm sẽ tiếp nhận và giải quyết.
Trong trường hợp của bạn thì đó là trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, chứ không phải từ chối đăng ký kết hôn.
2.3. Làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài hoặc bị từ chối tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì bạn cần phải thực hiện một số công việc sau:
-
Thứ nhất, giữ bình tĩnh, có thái độ đúng mực, tôn trọng người khác
Rất nhiều bạn khi không được tiếp nhận hồ sơ hoặc bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài thường có thái độ ứng xử không đúng mực, có hành vi hoặc lời nói không đúng hoặc cho rằng cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu.
Đúng là việc cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính không phải hiếm gặp. Thế nhưng, bạn cần phải chắc chắn rằng mình đã thực hiện đúng quy định của pháp luật.
-
Thứ hai, đề nghị có văn bản trả lời, nêu rõ lý do
Dù là từ chối tiếp nhận hồ sơ hay từ chối đăng ký kết hôn thì pháp luật có quy định cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. Nếu là từ chối tiếp nhận hồ sơ thì công chức tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản theo mẫu, có ký và ghi rõ họ tên của công chức tiếp nhận hồ sơ.
Vì vậy, bạn có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền trả lời cho bạn lý do từ chối là gì.
-
Thứ ba, đối chiếu với quy định của pháp luật
Sau khi đã có văn bản trả lời, bạn phải đối chiếu với quy định của pháp luật, để tìm hiểu xem lý do từ chối đó có đúng với quy định của pháp luật hay không.
Hồ sơ đăng ký kết hôn mà pháp luật quy định có những giấy tờ gì, các bạn đã chuẩn bị đúng chưa, có giấy tờ nào bị sai không, vì sao giấy tờ lại sai…
Điều kiện kết hôn các bạn đã đáp ứng đủ không, có vướng mắc gì không, tại sao lại vướng mắc…
-
Thứ tư, khiếu nại nếu cho rằng lý do từ chối là không đúng quy định
Khi đã có căn cứ chứng minh hai bạn hoàn toàn đủ điều kiện kết hôn tại Việt Nam và giấy tờ chuẩn bị đã chính xác thì bạn cần thực hiện quyền khiếu nại.
Việc khiếu nại có thể bằng đơn rồi gửi tới UBND hoặc khiếu nại trực tiếp bằng lời nói tại bộ phận Tiếp công dân của UBND cấp huyện.
Nhưng cũng phải nói rằng người Việt thường e ngại khi đấu tranh nên không nhiều bạn dám thực hiện quyền khiếu nại mà thường chịu đựng. Nếu không thể tự mình khiếu nại thì bạn có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có đủ khả năng thực hiện quyền khiếu nại thay cho bạn theo đúng quy định của Luật Khiếu nại 2011.
-
Thứ năm, sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín
Trong thực tế, việc người dân dám lên tiếng khiếu nại cán bộ, công chức không phải đơn giản. Đa số các bạn đều ngại phải va chạm. Bởi lẽ, các bạn lo ngại bị gây khó dễ khi thực hiện các thủ tục sau này.
Nếu e ngại những vấn đề nêu trên hoặc không thực sự am hiểu các quy định của pháp luật thì các bạn có thể tìm tới đơn vị uy tín đề nghị được hỗ trợ.
Là đơn vị chuyên nghiệp, các công ty sẽ biết cách hỗ trợ bạn đạt kết quả tốt nhất, theo đúng quy định của pháp luật.
Tới đây, bạn đã biết làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
2. Kết luận àm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Như vậy, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và quy định của pháp luật thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Mặc dù vẫn luôn được cải cách nhưng thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều vướng mắc cho người dân khi tự thực hiện. Tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, hách dịch đặt ra những luật lệ riêng để gây khó khăn cho người dân vẫn còn phổ biến.
Kinh nghiệm cho thấy, phần lớn các bạn không hoàn tất được việc đăng ký kết hôn thì đều gặp sai sót trong giấy tờ mà cặp đôi đã chuẩn bị. Đây là việc khó khăn nhất khi kết hôn với người nước ngoài nhưng nhiều bạn lại đánh giá thấp vai trò của giai đoạn này nên đã chuẩn bị hồ sơ rất sơ sài và hậu quả là bị trả hồ sơ là đương nhiên.
Lời khuyên là hai bạn nên tìm tới chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm để được hỗ trợ làm tốt ngay bước chuẩn bị giấy tờ và khiếu nại thay cho các bạn khi gặp vướng mắc phát sinh trong quá trình đăng ký kết hôn.
Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn làm gì khi bị từ chối đăng ký kết hôn với người nước ngoài.