Người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn?

0
135

Người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn là nội dung câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu.

Trong nhiều bài viết về kết hôn với người nước ngoài, chúng tôi đã chỉ ra rằng cặp đôi có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại một trong những cơ quan sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch;
  • Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba.

Thông thường, các bạn lựa chọn kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam trong trường hợp cả hai đang cùng cư trú tại Việt Nam hoặc các bạn kết hôn với công dân của những quốc gia có chính sách visa khắt khe mà việc xin visa sang các nước này rất khó khăn như: Anh, Mỹ…

Khi lựa chọn kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam thì chắc chắn người nước ngoài sẽ phải về Việt Nam để đăng ký kết hôn.

Vậy câu hỏi đặt ra là người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn?

1.1. Người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn

Để có câu trả lời cho câu hỏi người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về quy trình đăng ký kết hôn;
  • Thực tiễn, người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn?;
  • Giải pháp để kết hôn với người nước ngoài không phải đi lại nhiều lần.

1.1. Quy định của pháp luật về quy trình đăng ký kết hôn

Điều 38, Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 31, 32, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về quy trình đăng ký kết hôn với người nước ngoài như sau:


“Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định nàythì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.

Điều 32. Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch.

Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.

3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.

Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.”


Như vậy, để đăng ký kết hôn tại Việt Nam người nước ngoài phải có mặt tại Việt Nam những lần sau:

  • Lần thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký kết hôn (nếu người Việt không thể nộp hồ sơ vắng mặt);
  • Lần thứ hai, có mặt để xác minh điều kiện kết hôn, làm rõ nhân thân (nếu có);
  • Lần thứ ba, bắt buộc có mặt để nhận kết quả đăng ký kết hôn.

Thời gian giữa ba lần có mặt tại Việt Nam là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ngoài ra, người nước ngoài có thể về Việt Nam chỉ 1 lần nhưng ở lại Việt Nam trong khoảng thời gian khoảng 1 tháng để đăng ký kết hôn.

Tới đây, bạn đã biết quy định của pháp luật về quy trình đăng ký kết hôn. Qua đó, đã có lời giải đáp cho câu hỏi người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn.

Người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn?
Người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn?

1.2. Thực tiễn người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn

Mặc dù pháp luật cho phép người Việt Nam có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn không cần có mặt người nước ngoài và cũng không cần văn bản ủy quyền của người nước ngoài. Thế nhưng, trong thực tiễn, thông thường người nước ngoài sẽ phải có mặt tại Việt Nam 2 lần để đăng ký kết hôn. Cũng có trường hợp, người nước ngoài phải có mặt thêm một lần để xác minh nhưng tỷ lệ này khá thấp. Ngoài ra, người nước ngoài có thể lựa chọn về Việt Nam một lần nhưng ở lại Việt Nam khoảng 1 tháng để đăng ký kết hôn.

Việc nộp hồ sơ vắng mặt người nước ngoài không phải việc dễ dàng. Bởi các lý do sau đây:

  • Khám sức khỏe kết hôn

Muốn nộp hồ sơ vắng mặt người nước ngoài thì người nước ngoài phải khám sức khỏe kết hôn tại nước ngoài. Giấy khám sức khỏe kết hôn này phải được dịch sang tiếng Việt và có chứng nhận/hợ pháp hóa lãnh sự tại nước ngoài.

Để chuẩn bị được giấy khám sức khỏe kết hôn tại nước ngoài là điều không hề dễ dàng.

  • Chữ ký của người nước ngoài trong tờ khai đăng ký kết hôn

Theo quy định, tờ khai đăng ký kết hôn có chữ ký của nam, nữ là giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký kết hôn. Muốn nộp hồ sơ vắng mặt người nước ngoài thì phải có chữ ký của người nước ngoài trong giấy tờ này.

Người nước ngoài có thể ký rồi gửi sang Việt Nam nhưng nhiều địa phương không chấp nhận. Lý do là không biết đó có phải chữ ký của người nước ngoài hay không.

  • Nhiều địa phương không cho phép nộp hồ sơ vắng mặt người nước ngoài

Đây là thực tiễn áp dụng của nhiều địa phương khi không cho phép nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài.

Thông thường, các địa phương thường yêu cầu cả hai cùng có mặt và ký vào tờ khai đăng ký kết hôn trước mặt công chức tiếp nhận hồ sơ. Đồng thời, công chức tiếp nhận hồ sơ có thể hỏi qua về mối quan hệ của cặp đôi. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền có thể xác minh bằng cách gọi cặp đôi tới để làm rõ các điều kiện kết hôn, nhân thân của nam, nữ.

Trên đây, bạn đã có thêm kinh nghiệm thực tiễn để giải đáp nội dung người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn.

2. Giải pháp để kết hôn với người nước ngoài không phải đi lại nhiều lần

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau giải đáp một trong những nội dung quan trọng khi kết hôn với người nước ngoài. Đó là, người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn.

Theo đó, người nước ngoài có thể phải có mặt tại Việt Nam 3 lần. Lần thứ nhất để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, lần thứ hai để xác minh và lần thứ ba để nhận kết quả đăng ký kết hôn. Ngoài ra, người nước ngoài có thể sang Việt Nam 1 lần nhưng phải ở lại tới khi nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

Để kết hôn với người nước ngoài không phải đi lại nhiều lần các bạn cần làm những công việc sau:

  • Chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ kết hôn theo đúng quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn yêu cầu của các địa phương;
  • Đăng ký kết hôn với người nước ngoài theo đúng quy trình;
  • Tham khảo thêm quy định về khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị;
  • Sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín, nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại.

Thông thường, đơn vị uy tín sẽ giúp bạn chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ, đồng thời sẽ giúp các bạn nhận kết quả đăng ký kết hôn trong thời gian phù hợp. Vì vậy, người nước ngoài có thể chỉ cần về Việt Nam một lần và trong khoảng thời gian tối đa không quá 1 tuần là có thể nhận được kết quả đăng ký kết hôn.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn câu hỏi người nước ngoài phải về Việt Nam mấy lần để kết hôn, cũng như giúp bạn đăng ký kết hôn mà không phải đi lại nhiều lần.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Video hướng dẫn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất