Đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không là câu hỏi được nhiều bạn tìm kiếm trên các phương tiện thông tin. Vấn đề này chắc chắn sẽ được pháp luật quy định.
Luật Hôn hân và gia đình 2014 có quy định về một trong những điều kiện kết hôn là việc kết hôn phải dựa trên ý chí tự nguyện của nam, nữ. Cưỡng ép kết hôn là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Quy định này được cụ thể hóa trong thực tế bằng tờ khai đăng ký kết hôn và việc nam, nữ cùng có mặt để ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Việc kết hôn giữa người Việt với người Việt mà cả hai cùng cư trú trong nước thì thời gian giải quyết là trong cùng một ngày. Do đó, ít khi các bạn đặt câu hỏi nam, nữ phải có mặt không?
Thế nhưng, thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Với thời hạn giải quyết dài như vậy, người nước ngoài rất khó có thể sắp xếp thời gian. Lúc này, sự có mặt hay không có mặt khi đăng ký kết hôn lại là nội dung được các bạn quan tâm.
Vậy câu hỏi đặt ra là đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không?
Đây cũng là nội dung câu hỏi mà chúng tôi khá thường xuyên nhận được. Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn một trong những câu hỏi của các bạn gửi về cho chúng tôi có nội dung đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không?
1. Câu hỏi đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không?
“Chào Anzlaw!
Tôi đang có vấn đề cần anh/chị tư vấn.
Tôi quen bạn trai người Mỹ được 4 tháng. Chúng tôi dự định sẽ đăng ký kết hôn rồi anh ấy bảo lãnh tôi sang Mỹ. Thế nhưng, tôi thấy bảo kết hôn ở Việt Nam phải chờ gần 1 tháng. Nếu thời gian như vậy thì anh ấy không sắp xếp được công việc. Bởi vì, anh ấy chỉ có thể sang Việt Nam và ở lại Việt Nam khoảng 2 tuần, không thể xin nghỉ phép dài hơn.
Tôi muốn biết anh ấy có bắt buộc phải có mặt khi đăng ký kết hôn không?
Cảm ơn anh/chị!”
2. Giải đáp đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không
Anzlaw xin chào bạn!
Đầu tiên, xin rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn cho Anzlaw. Với câu hỏi của bạn, chuyên viên của Anzlaw xin trả lời như sau:
Đúng là, một trong những khó khăn mà các bạn rất e ngại khi kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam, đó chính là thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn. Theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn thì thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói chung và người Mỹ nói riêng lên tới 15 ngày làm việc, tương đương khoảng 3 tuần lễ.
Và với thời hạn nói trên, việc người nước ngoài sắp xếp thời gian, công việc và ở Việt Nam tận 3 tuần lễ là rất khó khăn. Đó là còn chưa kể tới thời gian chuẩn bị hồ sơ, thời hạn visa…
Và đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không là câu hỏi không chỉ bạn mà rất nhiều khách hàng của Anzlaw quan tâm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về nội dung này.
2.1. Quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không?
Câu trả lời cho câu hỏi đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không được pháp luật quy định tại Điều 2, Khoản 5, Điều 3, Thông tư 04/2020/TT-BTP. Chi tiết như sau:
“Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.”
Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch
1. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
2. Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
3. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
4. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch.
Nếu người yêu cầu đăng ký hộ tịch thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký hộ tịch thì ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ hộ tịch theo hướng dẫn của người trả kết quả.
5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.
Như vậy, trong trường hợp đăng ký kết hôn thì bắt buộc một trong hai bên phải có mặt để nộp hồ sơ mà không cần sự có mặt của bên còn lại, cũng như văn bản ủy quyền của bên còn lai. Thế nhưng, khi nhận kết quả đăng ký kết hôn là Giấy chứng nhận kết hôn thì bắt buộc hai bên nam, nữ phải có mặt.
Tới đây, các bạn đã biết quy định của pháp luật để giải đáp câu hỏi đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không?
2.2. Thực tiễn đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không?
a) Trường hợp đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã
Đây là trường hợp đăng ký kết hôn giữa người Việt với người Việt cùng cư trú trong nước hoặc với người nước ngoài cư trú tại đơn vị hành chính ở nước ngoài tương đương cấp xã và tiếp giáp với xã mà người Việt cư trú.
Mặc dù pháp luật có quy định trong trường hợp đăng ký kết hôn thì một trong hai bên có thể nộp hồ sơ đăng ký kết hôn mà không cần sự có mặt của bên còn lại. Thế nhưng, do việc đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã đơn giản và được trả kết quả ngay trong ngày làm việc, thậm chí hầu hết nhận kết quả chỉ sau khoảng 1 tới 2h sau khi nộp hồ sơ nên thường cơ quan đăng ký kết hôn sẽ yêu cầu cả hai bên cùng có mặt.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại cơ quan này thì cả hai bên nam, nữ phải cùng có mặt để hoàn thiện tờ khai đăng ký kết hôn; xuất trình giấy tờ tùy thân; bổ sung thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân; giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân trước đây đã chấm dứt, nếu đã từng kết hôn.
Công chức hộ tịch sẽ kiểm tra điều kiện kết hôn của nam, nữ. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn thì ghi vào Sổ Hộ tịch; cùng nam nữ ký vào Sổ Hộ tịch và cuối cùng là tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn.
Như vậy, tới đây, bạn đã biết kinh nghiệm thực tiễn để giải đáp cho câu hỏi đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không, thực hiện tại UBND cấp xã.
b) Trường hợp kết hôn tại UBND cấp huyện
Đây là trường hợp người Việt cư trú trong nước kết hôn với người nước ngoài hoặc với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan này, khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn không bắt buộc phải có đủ mặt cả hai người. Tuy nhiên, khi nhận kết quả thì bắt buộc phải có mặt cả hai người để cùng ký vào Sổ Hộ tịch và Giấy chứng nhận kết hôn.
Tuy nhiên, làm thế nào để có thể nộp hồ sơ vắng mặt người nước ngoài là việc không hề dễ dàng. Khi mà trong thực tiễn nhiều địa phương không cho phép đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài.
Vì vậy, nếu muốn nộp hồ sơ vắng mặt người nước ngoài thì đòi hỏi hai bên nam, nữ phải có hiểu biết nhất định khi chuẩn bị hồ sơ.
Tới đây, bạn đã biết kinh nghiệm để giải đáp cho câu hỏi đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không, thực hiện tại UBND cấp huyện.
c) Đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài
Đăng ký kết hôn tại cơ quan này cũng được thực hiện giống với UBND cấp huyện.
Vì vậy, bước nộp hồ sơ có thể không cần có mặt của một trong hai bên. Nhưng nếu nhận kết quả thì bắt buộc phải có mặt của cả hai.
Trong thực tiễn, cơ quan đại diện ngoại giao cũng hay yêu cầu nam, nữ cùng có mặt và yêu cầu ký vào tờ khai đăng ký kết hôn trước mặt công chức tiếp nhận hồ sơ. Đồng thời, công chức tiếp nhận hồ sơ có thể hỏi cặp đôi một số nội dung trước khi tiếp nhận.
Đây là thực tiễn áp dụng pháp luật của từng cơ quan, theo cách hiểu của từng cán bộ, công chức. Thế nhưng, quy định của pháp luật là cho phép nộp hồ sơ không cần có mặt của một bên.
Tới đây, bạn đã có thêm kinh nghiệm để giải đáp cho câu hỏi đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không, thực hiện tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.
2. Làm sao để đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài
Do thời gian giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài kéo dài nên nhu cầu về làm đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài hoặc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài và người nước ngoài có mặt khi ký Giấy chứng nhận kết hôn là cần thiết.
Giải pháp cho trường hợp này các bạn cần tìm hiểu các nội dung sau:
- Chuẩn bị đúng, đủ hồ sơ đăng ký kết hôn;
- Nộp hồ sơ vắng mặt người nước ngoài;
- Nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công các địa phương;
- Sử dụng dịch vụ làm giấy đăng ký kết hôn nhanh.
Chi tiết về các giải pháp nêu trên, mời các bạn tham khảo bài viết: Làm giấy đăng ký kết hôn nhanh.
Tới đây, bạn đã có thêm thông tin làm sao đăng ký kết hôn không cần có mặt của người nước ngoài. Qua đó, có thêm những giải pháp để giải đáp cho câu hỏi đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không.
3. Kết luận đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không
Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và giải đáp xong câu hỏi đăng ký kết hôn hai người nam, nữ có phải có mặt không?
Kinh nghiệm cho thấy, nếu có thể bớt được sự có mặt của người nước ngoài ở khâu nộp hồ sơ sẽ giúp cho việc kết hôn trở lên dễ dàng hơn.
Thế nhưng, việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nộp mà không cần có mặt người nước ngoài là không hề dễ dàng. Thêm vào đó thì không phải địa phương nào cũng chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài. Và lúc này bạn sẽ phải biết cách làm sao khiến họ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm công ty!
Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài