Hộ tịch là gì?

0
179

Hộ tịch là gì là một trong những câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu.

Hộ tịch là thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong các thủ tục hành chính tại cấp xã, huyện. Bởi lẽ, nhắc tới hộ tịch thì mọi người sẽ nghĩ ngay tới thủ tục khai sinh hoặc kết hôn hoặc khai tử.

Ngoài ra, trong số biên chế công chức tại xã phường, quận huyện thì luôn có vị trí công chức tư pháp – hộ tịch.

Vậy câu hỏi đặt ra là hộ tịch là gì?

1. Hộ tịch là gì

Điều 2, Luật Hộ tịch 2014 quy định về hộ tịch như sau:


Điều 2. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch

1. Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.

2. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.


Điều 3, Luật Hộ tịch 2014 quy định về đăng ký hộ tịch như sau:


Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch

1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:

a) Khai sinh;

b) Kết hôn;

c) Giám hộ;

d) Nhận cha, mẹ, con;

đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

e) Khai tử.

2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Thay đổi quốc tịch;

b) Xác định cha, mẹ, con;

c) Xác định lại giới tính;

d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;

đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;

e) Công nhận giám hộ;

g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.


Như vậy, hộ tịch là những sự kiện gắn liền với nhân thân của một người từ khi sinh ra tới lúc chết đi. Trong đó, phổ biến nhất là khai sinh, kết hôn, khai tử.

2. Kết luận hộ tịch là gì

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và giải đáp hộ tịch là gì.

Trong thực tế, rất ít khi người dân tìm hiểu về thuật ngữ này. Đối tượng tìm hiểu về thuật ngữ này chủ yếu là cán bộ, công chức hoặc người làm công tác về pháp luật. Lĩnh vực hộ tịch được đánh giá là gần nhất với đời sống hàng ngày.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn!

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài