Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

0
855

Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài được thực hiện trong trường hợp nào và thủ tục như thế nào?

Giấy phép lao động là giấy tờ không thể thiếu để người nước ngoài có thể lao động hợp pháp tại Việt Nam, trừ các trường hợp không nằm trong diện cấp Giấy phép lao động. Chỉ khi Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động là người nước ngoài mới được giao kết hợp đồng để ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.

Sau khi ký kết hợp đồng, người nước ngoài sẽ làm việc cho doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam theo thời hạn của Hợp đồng và sẽ xuất trình giấy phép lao động trong trường hợp được Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Vậy nếu như người nước ngoài làm mất hoặc làm hư hỏng giấy phép lao động thì làm như thế nào?

1. Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Mất hay hư hỏng giấy phép lao động là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi người nước ngoài lưu giữ giấy phép lao động. Pháp luật cũng đã dự liệu các trường hợp này có thể xảy ra trong thực tế và đặt ra cách thức ứng xử cho chủ thể.

Trong trường hợp này, chủ sử dụng lao động sẽ đề nghị Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép lao động.

Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

1.1. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Điều 12, Nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021 quy định các trường hợp sau:


  1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
  2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
  3. Thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.”

Như vậy, ngoài việc giấy phép lao động bị mất, bị hư hỏng thì thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động cũng là một trong những trường hợp cấp lại giấy phép lao động.

Thay đổi họ tên và quốc tịch thì ít thấy trong thực tiễn nhưng thay đổi hộ chiếu và địa điểm làm việc thì phổ biến hơn.

1.2. Hồ sơ đề nghị

Theo quy định tại Điều 13, Nghị định nêu trên thì thành phần hồ sơ sẽ gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động;
  • 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  • Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:

a) Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.

  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

2.3. Trình tự thực hiện

Cũng theo quy định tại Điều 14, Nghị định 152 nêu trên thì trình tự giải quyết như sau:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Hiện nay, người sử dụng lao động và người lao động có thể thực hiện thủ tục này trực tuyến mà không cần có mặt tại Cơ quan có thẩm quyền.

2. Kết luận cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Như vậy, dựa trên kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã cùng chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản nhất về việc cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Đây cũng không phải thủ tục quá khó để thực hiện nhưng nền hành chính công của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nên nếu có thể thì các bạn nên tìm tới đơn vị uy tín để được trợ giúp. Cách làm này đôi khi sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian, công sức và đôi khi cả tiền bạc.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn!

Có thể bạn quan tâm thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất