Nhập quốc tịch Việt Nam cần làm gì?

0
1256

Nhập quốc tịch Việt Nam cần làm gì là một trong những nội dung được rất nhiều bạn tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông. Thế nhưng, thật tiếc là trên mạng hiện nay có rất ít bài viết hướng dẫn chi tiết về nội dung này.

Kinh nghiệm cho thấy, khi thực hiện bất kỳ thủ tục hành chính nào, từ những thủ tục đơn giản cho tới thủ tục phức tạp thì tìm hiểu những việc cần làm là cực kỳ cần thiết. Thậm chí, việc làm này được đánh giá là cực kỳ thông minh. Nếu thực hiện tốt việc tìm hiểu thông tin sẽ giúp bạn tránh phải đi lại nhiều lần, tiêu tốn thời gian, tiền bạc và công sức mà lại không đạt được kết quả như mong muốn.

Thế nhưng, tìm hiểu những việc cần làm khi nhập quốc tịch Việt Nam lại là vấn đề không đơn giản. Nếu tìm kiếm trên mạng bạn sẽ thấy nội dung này có rất ít bài viết, thậm chí nhiều bài viết không chính xác.

Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ các thủ tục có yếu tố nước ngoài nên Anzlaw mong muốn có thể hướng dẫn các bạn làm một số việc trước khi thực hiện thủ tục này.

1. Nhập quốc tịch Việt Nam cần làm gì

Nếu so với việc nhập quốc tịch của các quốc gia như Anh, Mỹ thì nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá đơn giản hơn rất nhiều. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Người nước ngoài thường chỉ có nhu cầu được hưởng quy chế thường trú tại Việt Nam chứ ít khi mong muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Thế nhưng, muốn được nhập quốc tịch Việt Nam thì người nước ngoài cũng sẽ phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Và xác định các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam chính là việc đầu tiên bạn phải làm.

1.1. Xác định các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam

2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam

3. Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Na

4. Có thời gian thường trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên

5. Có tài chính, thu nhập bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam

6. Đã thôi quốc tịch nước ngoài trước khi xin nhập quốc tịch Việt Nam

Ngoại lệ, một số trường hợp đặc biệt có thể không cần thôi quốc tịch Việt Nam. Đó là những trường hợp người nước ngoài có nhiều đóng góp xuất sắc cho đất nước Việt Nam.

7. Có tên gọi Việt Nam

8. Việc nhập quốc tịch không làm phương hại tới lợi ích quốc gia Việt Nam

Lưu ý:

Những trường hợp dưới đây khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì không cần phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt, thường trú tại Việt Nam 5 năm và có tài chính, thu nhập bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhìn chung, các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tương đối đơn giản. Đa số người nước ngoài sẽ đáp ứng đủ những điều kiện nói trên. Tuy nhiên, việc phải thôi quốc tịch nước ngoài trước khi nhập quốc tịch Việt Nam cũng khiến người có ý định nhập quốc tịch Việt Nam phải đắn đo lựa chọn.

Nhập quốc tịch Việt Nam cần làm gì?
Nhập quốc tịch Việt Nam cần làm gì?

1.2. Chuẩn bị giấy tờ xin nhập quốc tịch Việt Nam

Tương ứng với những điều kiện nói trên, người xin nhập quốc tịch Việt Nam sẽ phải chuẩn bị một hộ hồ sơ bao gồm nhiều loại giấy tờ mà mỗi giấy tờ sẽ chứng minh cho một trong những điều kiện về nhập quốc tịch.

Một bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:

1. Đơn thể hiện ý chí xin nhập quốc tịch Việt Nam;

2. Bản sao giấy tờ tùy thân;

3. Bản tự khai lý lịch;

4. Phiếu lý lịch tư pháp 

5. Giấy tờ chứng minh khả năng giao tiếp tiếng Việt

6. Giấy tờ về việc đã thường trú ở Việt Nam

7. Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

Lưu ý:

Có một số đối tượng được miễn một số điều kiện về nhập quốc tịch Việt Nam. Miễn điều kiện nào thì tương ứng không cần cung cấp giấy tờ chứng minh điều kiện đó.

Giấy tờ của nước ngoài muốn sử dụng tại Việt Nam phải được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự. Do đó, bạn nên tìm hiểu thêm về thủ tục này qua bài viết “Chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là gì?“.

1.3. Thứ ba, nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch

Sau khi đã có đầy đủ giấy tờ, người xin nhập quốc tịch nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi người đó đang cư trú. Nếu giấy tờ hợp lệ, chuyên viên của Sở Tư pháp sẽ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Quyết định có cho nhập quốc tịch Việt Nam hay không sẽ do Chủ tịch nước Việt Nam xem xét dựa trên đề nghị của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, thủ tục này sẽ phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, vì vậy thời gian giải quyết thường kéo dài. Thông thường, thời gian giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam kéo dài từ 4 cho tới 6 tháng. Thậm chí, nếu cần xác minh thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nữa.

Thực tế, sau khi nộp hồ sơ xong là bạn có thể yên tâm học tập, công tác và chờ đợi cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho bạn.

2. Đánh giá nhập quốc tịch Việt Nam cần làm gì

Như vậy, Anzlaw đã giải đáp xong nhập quốc tịch Việt Nam cần làm gì. Nội dung giải đáp có thể còn có sai sót, rất mong nhận được góp ý từ các bạn.

Kinh nghiệm cho thấy, nhập quốc tịch Việt Nam không phải thủ tục quá phức tạp nhưng để hoàn thiện một bộ hồ sơ là điều không hề dễ dàng. Tốt nhất, nếu không am hiểu các thủ tục hành chính hoặc không muốn mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc thì bạn nên tìm tới đơn vị cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất