Xin thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu là một trong những nội dung mà những bạn xin thôi quốc tịch thường hay quan tâm.
Mỗi năm, đất nước chúng ta có hàng ngàn người ra nước ngoài định cư. Mỗi người định cư nước ngoài với những tư cách khác nhau. Nhưng phần lớn trong đó là định cư dưới dạng hôn thê và lao động dài hạn. Sau một thời gian sinh sống, những người này sẽ đủ điều kiện nhập quốc tịch của quốc gia sở tại và tất yếu họ sẽ xin nhập quốc tịch.
Việc nhập quốc tịch dễ hay khó tùy thuộc vào nhu cầu và hệ thống pháp luật của từng quốc gia. Nếu là nước Mỹ, bạn sẽ phải trải qua kỳ thi quốc tịch tương đối khó khăn, đòi hỏi bạn phải đầu tư rất nhiều công sức. Thế nhưng, nếu đó là Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản thì thủ tục lại rất đơn giản, do quốc gia này đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng.
Vấn đề đặt ra là, có những quốc gia không cho phép công dân của họ mang nhiều quốc tịch thì làm thế nào?
Chắc chắn, trong trường hợp này người Việt muốn có quốc tịch nước ngoài thì phải xin thôi quốc tịch Việt Nam. Và một trong những vấn đề họ quan tâm là, xin thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu? Đây cũng là nội dung đề nghị tư vấn mà Anzlaw trích dẫn để trả lời. Thông qua đó, Anzlaw sẽ giải đáp cho các bạn về xin thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu?
1. Đề nghị tư vấn xin thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu
“Chào Anzlaw!
Tôi đã sang Hà Lan định cư được 7 năm nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Gần đây, tôi định sẽ thi quốc tịch Hà Lan, thế nhưng luật sư của Hà Lan nói tôi phải thôi quốc tịch Việt Nam thì mới được nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch. Tôi đang băn khoăn không biết xin thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu?
Do đó, mong Anzlaw tư vấn giúp tôi, từ lúc nộp hồ sơ tới lúc thôi quốc tịch mất bao nhiêu thời gian.
Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được tư vấn từ Anzlaw!“
2. Giải đáp xin thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu
Bạn thân mến!
Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Anzlaw làm đơn vị giải đáp vấn đề bạn đang quan tâm. Đối với đề nghị tư vấn của bạn thì Anzlaw xin trả lời như sau:
Thời hạn giải quyết việc xin thôi quốc tịch được quy định tại Điều 29, Luật Quốc tịch 2008. Theo đó, thời hạn được quy định theo từng bước như sau:
Thời hạn giải quyết việc xin thôi quốc tịch
Bước 1: Công dân nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp. Sở tư pháp tiếp nhận nếu hồ sơ không có sai sót;
Bước 2: Sở Tư pháp gửi công văn cho cơ quan công an đề nghị xác minh nhân thân người xin thôi quốc tịch trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
Bước 3: Cơ quan công an tiến hành xác minh nhân thân người xin thôi quốc tịch trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn;
Bước 4: Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xác minh;
Bước 5: Chủ tịch UBND xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến cho Bộ Tư pháp trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình;
Bước 6: Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Chủ tịch UBND cấp tỉnh gửi lên;
Bước 7: Chủ tịch nước xem xét, quyết định cho thôi quốc tịch trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, thời hạn tối đa để giải quyết việc xin thôi quốc tịch là 75 ngày làm việc.
Tuy nhiên, đây là con số trên lý thuyết, thực tế việc xin thôi quốc tịch thường kéo dài từ 6 tháng cho tới 1 năm.
3. Kết luận về xin thôi quốc tịch mất bao lâu
Trên đây là phần giải đáp của Anzlaw về xin thôi quốc tịch Việt Nam mất bao lâu. Nội dung giải đáp có thể còn có sai sót nên rất mong nhận được góp ý từ các bạn.
Thôi quốc tịch Việt Nam là thủ tục rất phức tạp. Ngoài việc phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ thì thời gian giải quyết thường kéo dài. Thậm chí, có thể bạn sẽ gặp phải những trở ngại từ chính cơ quan quản lý nhà nước.
Và nếu không am hiểu thì tốt nhất bạn nên tìm tới đơn vị uy tín để được trợ giúp làm tốt ngay từ những bước đâu tiên. Có như vậy thì việc xin thôi quốc tịch của bạn có thể tránh được những vướng mắc thường gặp.
Xem thêm: Giấy tờ xin thôi quốc tịch Việt Nam