Đăng ký khai sinh tại Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài

0
1280

Đăng ký khai sinh tại Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài làm như thế nào hay hồ sơ gồm những gì là câu hỏi phổ biến nhất về thủ tục này.

Với những trường hợp con sinh ra tại Việt Nam mà có cha và mẹ đều là người Việt Nam thì thủ tục khai sinh rất dễ dàng và cũng không có gì đáng để nói. Theo đó, cha hoặc mẹ hoặc người thân thích của bé chỉ cần mang giấy tờ tùy thân và giấy chứng sinh tới UBND là có thể đăng ký khai sinh dễ dàng.

Tuy nhiên, phát sinh cùng việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cũng có rất nhiều trẻ em là con của người Việt được sinh ra. Khi đó, dẫn đến mong muốn đăng ký khai sinh cho con tại nước ngoài. Có nhiều trường hợp lựa chọn đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Nhưng cũng không ít trường hợp lựa chọn khai sinh tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, hay còn gọi là Sứ quán Việt Nam.

Vậy trường hợp nào thì được đăng ký khai sinh tại cơ quan này và thủ tục ra sao?


1. Đề nghị tư vấn đăng ký khai sinh tại Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài


Chào anh/chị!

Tôi đang có vấn đề cần được tư vấn:

Tôi và chồng tôi đều là người Việt Nam đang du học tại Nhật Bản. Tháng tới là tôi sẽ sinh cháu. Tôi đang tìm hiểu về khai sinh cho cháu.

Vậy cho tôi hỏi là trong trường hợp của tôi thì chúng tôi phải khai sinh cho cháu ở đâu và hồ sơ gồm những giấy tờ gì?

Tôi xin cảm ơn!


2. Giải đáp đăng ký khai sinh tại Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài

Bạn thân mến!

Bài viết khác:  Không có giấy chứng sinh có khai sinh được không?

Trường hợp của bạn thì bạn có thể khai sinh cho con tại Sứ quán Việt Nam tại nước ngoài mà cụ thể ở đây là Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Tùy nơi cư trú của bạn thuộc thẩm quyền của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán mà bạn tới đúng nơi để đăng ký khai sinh cho cháu.

2.1. Các trường hợp được đăng ký khai sinh tại Sứ quán Việt Nam

Theo quy định của pháp luật thì Sứ quán Việt Nam tại nơi cư trú của cha mẹ có thẩm quyền khai sinh cho những trẻ em thuộc trường hợp sau:

  • Trẻ em có mẹ là công dân Việt Nam và không xác định được người cha;
  • Trẻ em có mẹ là công dân Việt Nam và cha là người không quốc tịch;
  • Trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài nhưng cả hai có văn bản thỏa thuận quốc tịch Việt Nam cho con

Đặc điểm chung của những trường hợp trên là đều chưa được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Nếu đã đăng ký khai sinh tại nước đó thì không được khai sinh tại sứ quán Việt Nam.

Ví dụ: Hai vợ chồng anh A và chị B đều là công dân Việt Nam nhưng đang sống và làm việc tại Nhật Bản. Tháng 12/2019 chị B sinh con tại Osaka, Nhật. Sau đó, anh chị không đăng ký khai sinh cho con tại cơ quan hộ tịch Nhật Bản mà lựa chọn khai sinh cho con tại Sứ quán Việt Nam tại Osaka. Đặt giả thiết, nếu anh chị khai sinh cho con tại cơ quan hộ tịch của tỉnh Osaka thì sẽ không có quyền làm khai sinh cho con tại sứ quán Việt Nam nữa.

Bài viết khác:  Mẫu giấy cam đoan về việc sinh
Đăng ký khai sinh tại Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài
Đăng ký khai sinh tại Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài

2.2. Hồ sơ đăng ký khai sinh tại sứ quán Việt Nam

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em tại cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài cần nộp các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh;
  • Giấy chứng sinh hoặc các giấy tờ khác do cơ quan của nước ngoài cấp xác nhận rằng trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con;
  • Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ. Nếu cha mẹ có đăng ký kết hôn cần xuất trình giấy tờ chứng nhận kết hôn;
  • Văn bản thỏa thuận quốc tịch Việt Nam: trường hợp cha hoặc mẹ là người Việt Nam nhưng người còn lại là người nước ngoài thì cần có thêm văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con. Nếu cha mẹ không trực tiếp nộp hồ sơ khai sinh thì chữ ký trên văn bản thỏa thuận phải được chứng thực hợp lệ.

Lưu ý:

Người đi đăng ký khai sinh có thể hoàn thiện tờ khai đăng ký khai sinh tại Sứ quán hoặc chủ động chuẩn bị trước. Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký khai sinh để chuẩn bị chính xác giấy tờ này.

Để tránh việc đi lại sửa đổi hồ sơ, bạn nên nắm rõ quy định về từng mục giấy tờ và chuẩn bị chi tiết, đầy đủ.

Có nhiều câu hỏi thắc mắc rằng những giấy tờ trên có phải dịch thuật công chứng sang tiếng nước ngoài không. Câu trả lời là giấy tờ này không cần phải dịch ra tiếng nước ngoài. Các bạn đang lầm tưởng đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Lưu ý rằng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ khai sinh trên là cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Nên hồ sơ khai sinh tiếng Việt không cần dịch thuật.

Bài viết khác:  Có bị phạt khi đăng ký khai sinh muộn không?

Ngược lại, những giấy tờ tiếng nước ngoài cần dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.

2.3. Trình tự thực hiện

Khi đã có đầy đủ các giấy tờ nói trên thì cha và mẹ của bé cùng có mặt tại Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để làm thủ tục khai sinh cho con.

Tại đây, cả hai sẽ hoàn thiện tờ khai và ký vào các văn bản thỏa thuận chọn quốc tịch (nếu có) rồi nộp giấy tờ cho chuyên viên. Chuyên viên sẽ kiểm tra hồ sơ và sẽ lập phiếu biên nhận giấy tờ và hẹn trả kết quả cho cặp đôi.

Tới lịch trả kết quả thì cặp đôi có mặt để nhận Giấy khai sinh cho con. Thông thường, Giấy khai sinh cũng được cấp luôn trong ngày.

Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em có cha hoặc mẹ là người nước ngoài

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài