Hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch

0
1508

Hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch tới từ những chuyên gia là giải pháp mà bạn có thể sử dụng để việc kết hôn đạt kết quả tốt nhất.

Trong suốt hơn chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài thì đề nghị tư vấn kết hôn với người Đan Mạch không hề phổ biến. Phổ biến nhất phải kể tới đề nghị tư vấn kết hôn với người Hàn, người Đài, người Trung hoặc người Nhật.

Do mối quan hệ hôn nhân giữa người Việt và người Đan Mạch không hề phổ biến nên cặp đôi thường sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện việc đăng ký kết hôn. Thậm chí, ngay cả việc tìm kiếm thông tin để biết phải chuẩn bị những giấy tờ gì, đi đâu để đăng ký kết hôn cũng không hề dễ dàng.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam cho các bạn.

1. Hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch

Ngoài đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam thì cặp đôi có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Đan Mạch tại Đan Mạch.

Tuy nhiên, nếu không đang sinh sống tại Đan Mạch thì việc xin visa để nhập cảnh vào Đan Mạch khá khó khăn. Do đó, phần lớn cặp đôi nam, nữ thường lựa chọn đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam khá phức tạp nên đôi khi cũng gây khó khăn cho cặp đôi, nhất là khi người Đan Mạch không thể thu xếp được công việc.

Để đăng ký kết hôn với người Đan Mạch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam thì cặp đôi sẽ phải chuẩn bị giấy tờ và có mặt tại đúng cơ quan có thẩm quyền để đăng ký.

Hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch gồm 02 bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Đan Mạch;
  • Bước 2: Thực hiện quy trình thủ tục kết hôn với người Đan Mạch.

1.1. Chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Đan Mạch

Giấy tờ kết hôn với ngời Đan Mạch nói riêng và người nước ngoài nói chung được quy định tại Điều 10, Khoản 1, Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành, được hướng dẫn bởi Khoản 3, Điều 2, Điều 30, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết như sau:


Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch

3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”


Trong thực tiễn áp dụng pháp luật của từng địa phương thì hồ sơ đăng ký kết hôn với người Đan Mạch sẽ gồm:

a) Đối với công dân Việt Nam

  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; trường hợp đã từng kết hôn thì cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ đó đã chấm dứt;
  • Giấy tờ tùy thân;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để cơ quan có thẩm quyền xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Đan Mạch;
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn có kết luận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới mất năng lực hành vi dân sự;
  • Nếu là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm việc trong lực lượng vũ trang thì cung cấp thêm văn bản của đơn vị đang công tác cho phép kết hôn với người Đan Mạch;
  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu có dán ảnh nam, nữ người Việt và người Đan Mạch (tải tờ khai đăng kết hôn tại đây).

b) Đối với công dân Đan Mạch

  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân là độc thân, có thời hạn sử dụng 06 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền của Đan Mạch cấp;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân trước đó (nếu có) đã chấm dứt hợp pháp;
  • Hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Đan Mạch cấp;
  • Visa hoặc giấy tờ cho phép cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú tại Đan Mạch;
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn có kết luận đủ sức khỏe kết hôn.
Hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch | Ảnh minh họa
Hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch | Ảnh minh họa

c) Lưu ý về giấy tờ

  • Giấy tờ của người Đan Mạch cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự

Đây là thủ tục xác nhận chữ ký, con dấu của cơ quan trên các giấy tờ của người Đan Mạch là đúng.

Chi tiết về chứng nhận lãnh sự, mời bạn xem thêm: Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ.

  • Giấy khám sức khỏe phải do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp và có kết luận về khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của người được khám.
  • Giấy tờ độc thân của người Đan Mạch phải đúng với biểu mẫu do cơ quan có thẩm quyền của Đan Mạch công bố dùng để đăng ký kết hôn với người Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

1.2. Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người Đan Mạch và nhận kết quả

Bước này sẽ tương đối đơn giản nếu cặp đôi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết.

Theo quy định thì UBND cấp huyện nơi một trong hai bên nam, nữ đang cư trú sẽ là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Do đó, cặp đôi chỉ cần chuẩn bị đúng các giấy tờ đã nêu ở trên rồi tới bộ phận phục vụ hành chính công của UBND cấp huyện nơi người Việt đang cư trú là có thể hoàn tất việc nộp hồ sơ.

Theo trình tự thì cặp đôi sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân rồi nộp hồ sơ cho chuyên viên phụ trách lĩnh vực tư pháp – hộ tịch. Chuyên viên này sẽ kiểm tra giấy tờ trong bộ hồ sơ và nếu mọi thứ không có sai sót thì sẽ viết phiếu biên nhận giấy tờ và hẹn trả kết quả cho cặp đôi.

Theo quy định thì thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài là 13 ngày làm việc. Thời hạn này tính từ ngày nhận hồ sơ và không tính ngày nghỉ cuối tuần và các ngày nghỉ lễ.

Lưu ý

Nơi cư trú được hiểu là nơi công dân thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống. Vì vậy, nếu cặp đôi đang tạm trú tại các thành phố lớn như Hà Nội hoặc HCM thì có thể đăng ký kết hôn tại đây mà không cần phải về nơi thường trú.

Tuy nhiên, với nền hành chính công còn nhều bất cập, đâu đó tình trạng cán bộ, công chức có thái độ không chuẩn mực, tìm cách gây khó dễ để vòi vĩnh vẫn còn diễn ra phổ biến. Đây là khó khăn phổ biến nhất của cặp đôi khi kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.

Tới đây, bạn đã được hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch với toàn bộ những nội dung có liên quan.

2. Kết luận hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã hướng dẫn kết hôn với người Đan Mạch cho các bạn.

Theo đánh giá của chúng tôi thì thủ tục kết hôn với người nước ngoài, trong đó có người Đan Mạch tại Việt Nam vẫn được đánh giá là tương đối phức tạp. Trong khi đó, phần lớn cặp đôi lại là lần đầu đăng ký nên chắc chắn sẽ gặp nhiều vướng mắc.

Nếu không am hiểu và không muốn phải đi lại thì cặp đôi có thể liên hệ với đơn vị chuyên nghiệp để được trợ giúp. Đặc biệt, việc chuẩn bị giấy tờ là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Do đó, nếu nhận được sự hỗ trợ thì cặp đôi hoàn toàn có thể nhận được kết quả đăng ký kết hôn như mong muốn.

Tin rằng, với bề dầy kinh nghiệm hơn chục năm trong lĩnh vực, chúng tôi đủ khả năng hỗ trợ bạn đạt kết quả tốt nhất.

Rất mong được đồng hành và hướng dẫn bạn kết hôn với người Đan Mạch.

Nếu cần hướng dẫn chi tiết hơn, mời bạn xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất 

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam