Giấy tờ kết hôn với người Ai-len

0
971

Giấy tờ kết hôn với người Ai-len gồm những loại giấy tờ gì?

Từ trước tới nay, kết hôn với người nước ngoài rồi ra nước ngoài định cư là cách mà rất nhiều người Việt sử dụng để có thể có cho mình tấm thẻ thường trú nhân hoặc quốc tịch nước ngoài. Và Ai-len cũng là một trong những quốc gia mà người Việt thường kết hôn với công dân của họ.

Thông thường, người Việt sẽ làm thủ tục đăng ký kết hôn với người Ai-len. Sau khi đã hoàn tất công việc này, người Ai-len sẽ thực hiện thủ tục bảo lãnh người Việt. Bước cuối cùng, người Việt sẽ xin visa để nhập cảnh vào Ai-len với mục đích đoàn tụ. Và phần lớn, phụ nữ Việt là đối tượng kết hôn với đàn ông Ai-len.

Thế nhưng, người Việt cũng nổi tiếng hay sử dụng visa để nhập cảnh rồi cư trú bất hợp pháp. Do đó, xin visa sang Ai-len kết hôn là việc khá khó khăn. Chỉ những ai có công việc, tài chính, thu nhập tốt thì mới có thể đỗ được visa. Do đó, đa số các cặp đôi thường lựa chọn kết hôn tại Việt Nam.

Tất nhiên, khi đã đăng ký kết hôn với người Ai-len thì phải có giấy tờ kết hôn với người Ai-len.

Vậy câu hỏi đặt ra là, giấy tờ kết hôn với người Ai-len gồm những loại giấy tờ gì?

1. Tư vấn giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về giấy tờ kết hôn với người Ai-len, trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Ai-len;
  • Giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại từng cơ quan.

1.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Ai-len

Quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, cặp đôi người Việt và người Ai-len có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại một trong những cơ quan sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Cơ quan này bao gồm:

– UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú trong nước;

– Cơ quan đại diện của Việt Nam tại quốc gia mà người Việt cư trú tại nước ngoài;

  • Cơ quan có thẩm quyền của Ai-len tại Ai-len
  • Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba.

Việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn này dựa trên nguyên tắc về nơi cư trú và mức độ khó dễ của thủ tục kết hôn với người Ai-len.

Theo đó, nếu đang cùng cư trú tại một quốc gia thì cặp đôi nên kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó. Các trường hợp còn lại thì cặp đôi nên kết hôn tại Việt Nam. Bởi lẽ, thủ tục xin visa sang Ai-len kết hôn tương đối phức tạp, không dễ thực hiện.

Tới đây, bạn đã biết lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, trước khi chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len.

Giấy tờ kết hôn với người Ai-len | Ảnh minh họa
Giấy tờ kết hôn với người Ai-len | Ảnh minh họa

1.2. Giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định khi kết hôn với người Ai-len thì nam nữ cần có mặt tại cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp huyện, nơi người Việt đang cư trú và nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.

Vậy một bộ hồ sơ hoàn chỉnh dùng để kết hôn với người Ai-len sẽ bao gồm những loại giấy tờ gì?

Để hiểu rõ hơn về giấy tờ kết hôn với người Ai-len, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu dưới góc độ quy phạm pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn.

1.2.1. Quy định của pháp luật về giấy tờ kết hôn với người Ai-len

Giấy tờ kết hôn với người Ai-len được quy định tại Điều 10, Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 30, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:


Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch

3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”


Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về giấy tờ kết hôn với người Ai-len nói riêng và người nước ngoài nói chung.

Giấy tờ kết hôn với người Ai-len | Tờ khai đăng ký kết hôn
Giấy tờ kết hôn với người Ai-len | Tờ khai đăng ký kết hôn

1.2.2. Kinh nghiệm chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len

Quy định nêu trên của pháp luật về giấy tờ kết hôn với người Ai-len là quy định chung cho giấy tờ kết hôn với người nước ngoài. Trong khi đó, pháp luật của Ai-len có những quy định riêng, đặc thù liên quan tới việc cấp giấy tờ cho công dân kết hôn với người Việt Nam.

Ngoài ra, mặc dù pháp luật có quy định cán bộ, công chức không được yêu cầu người đăng ký kết hôn cung cấp thêm giấy tờ mà pháp luật không quy định. Thế nhưng, thực tiễn các địa phương có thể yêu cầu cung cấp thêm một số giấy tờ khác.

Kinh nghiệm cho thấy, một bộ hồ sơ kết hôn với người Ai-len hoàn chỉnh sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

a) Công dân Việt Nam cần có
  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng;
  • Hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh nơi cư trú tại Việt Nam;
  • Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân là đang độc thân;
  • Giấy tờ ly hôn nếu là ly hôn hoặc giấy chứng tử nếu vợ/chồng trước đã chết trong trường hợp người Việt đã từng kết hôn;
  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu mà pháp luật quy định có dán ảnh người Việt và người Ai-len;
  • Giấy khám sức khỏe tâm thần kết luận người Việt đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi;
  • Văn bản của đơn vị đang công tác cho phép kết hôn với người Ai-len, nếu đang là cán bộ, công chức, viên chức.
b) Công dân Ai-len cần có
  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế;
  • Visa nhập cảnh vào Việt Nam hợp pháp;
  • Giấy tờ cho phép người Ai-len cư trú hợp pháp tại Việt Nam trường hợp người Ai-len đang sinh sống, làm việc hợp pháp tại Việt Nam;
  • Giấy tờ tùy thân do cơ quan có thẩm quyền của Ai-len cấp;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú tại Ai-len;
  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu mà pháp luật Việt Nam quy định;
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn có kết luận người Ai-len đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi;
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng độc thân của người Ai-len là độc thân, nếu họ đã từng kết hôn thì phải có giấy tờ chứng minh.
c) Những vấn đề cần chú ý

Những giấy tờ trên cũng có nhiều vấn đề cần chú ý, trong đó những vấn đề sau là vấn đề quan trọng nhất:

  • Tính hợp pháp và hợp lệ giấy tờ của người Ai-len

Theo quy định, giấy tờ của người Ai-len không mặc nhiên có giá trị ở Việt Nam. Giấy tờ này trước khi sử dụng tại Việt Nam để đăng ký kết hôn với người Việt cần được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự.

Vậy chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Đây là thủ tục do cơ quan có thẩm quyền thực hiện để chứng thực chữ ký, con dấu của cơ quan tổ chức là đúng.

Ngoài hợp pháp, giấy tờ của người Ai-len còn phải hợp lệ với biểu mẫu mà Việt Nam quy định. Bởi lẽ, có thể cùng là giấy tờ chứng minh người Ai-len đang độc thân nhưng theo quy định giấy tờ độc thân lại phải đúng biểu mẫu do cơ quan có thẩm quyền của Ai-len công bố.

Đây là điểm lưu ý mà các bạn cần quan tâm khi chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len.

  • Khám sức khỏe kết hôn

Đây không phải nội dung quá quan trọng nhưng cũng là nội dung mà cán bộ, công chức trong cơ quan có thẩm quyền thường bắt bẻ. Do đó, nắm vững về giấy tờ này cũng là nội dung mà bạn nên quan tâm, tìm hiểu và có cơ sở đối đáp khi bị gây khó dễ.

Mặc dù pháp luật Việt Nam không có chỉ định tổ chức y tế có thẩm quyền khám sức khỏe kết hôn nhưng tốt nhất các bạn nên khám tại những bệnh viện hoặc trung tâm có kết luận rõ đủ sức khỏe kết hôn.

Chi tiết về nội dung này mời bạn xem thêm: Khám sức khỏe khi kết hôn với người nước ngoài.

1.3. Giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài

Trường hợp kết hôn tại cơ quan này, các bạn sẽ chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP. Chi tiết như sau:


“Điều 7. Đăng ký kết hôn

2. Hai bên nam, nữ yêu cầu đăng ký kết hôn phải nộp giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định); hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Bên kết hôn là công dân Việt Nam, tùy từng trường hợp phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân sau đây:

– Trường hợp công dân Việt Nam có thời gian thường trú tại Việt Nam, trước khi xuất cảnh đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi người đó thường trú trước khi xuất cảnh cấp.

– Trường hợp công dân Việt Nam đã có thời gian cư trú ở nhiều nước khác nhau thì phải nộp thêm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi đã cư trú cấp. Trường hợp không thể xin được xác nhận tình trạng hôn nhân tại các nơi đã cư trú trước đây thì người đó phải nộp văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú ở các nơi đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.

Nội dung cam đoan phải thể hiện rõ về thời gian, giấy tờ tùy thân, địa Điểm cư trú và tình trạng hôn nhân.

Ví dụ: Tôi tên là Nguyễn Văn A, mang hộ chiếu số………, hiện đang cư trú tại……………, cam đoan trong thời gian cư trú tại…………………, từ ngày…. đến ngày… và thời gian cư trú tại ………………, từ ngày…. đến ngày…, không đăng ký kết hôn với ai. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về nội dung cam đoan của mình.

– Trường hợp công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch cấp.

– Trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài không đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài nhưng thường trú ở nước thứ ba thì phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó thường trú cấp;

c) Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn (Trích lục ghi chú ly hôn);

d) Bên nam hoặc bên nữ là người nước ngoài phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng.

Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ Điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp;

đ) Trường hợp công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài; công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài kết hôn với nhau hoặc công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì bên nam và bên nữ phải nộp thêm Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp không quá 06 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.”


Tới đây, bạn đã biết cách chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.

1.4. Giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại cơ quan có thẩm quyền của Ai-len tại Ai-len

Nếu lựa chọn kết hôn tại cơ quan này, các bạn sẽ chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len theo các bước sau:

  • Bước 1: Cả hai liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của Ai-len tại Ai-len để được hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ;
  • Bước 2: Cặp đôi trao đổi thông tin, cùng nhau chuẩn bị từng loại giấy tờ cần thiết và giải quyết vướng mắc nếu có.

Trong số những giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại Ai-len thì người Việt sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:

  • Hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, còn hạn sử dụng;
  • Visa hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Ai-len cấp cho phép người Việt cưu trú hợp pháp tại Ai-len;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là độc thân và dùng để kết hôn với người Ai-len tại Ai-len.

Tới đây, bạn đã biết cách chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại Ai-len.

1.5. Giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba

Nếu lựa chọn kết hôn tại cơ quan này, các bạn sẽ chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len theo các bước sau:

  • Bước 1: Cả hai liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba để được hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ;
  • Bước 2: Cặp đôi trao đổi thông tin, cùng nhau chuẩn bị từng loại giấy tờ cần thiết và giải quyết vướng mắc nếu có.

Tới đây, bạn đã biết cách chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len tại quốc gia thứ ba.

Giấy tờ kết hôn với người Ai-len | Ảnh minh họa
Giấy tờ kết hôn với người Ai-len | Ảnh minh họa

2. Làm gì để chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len đạt kết quả tốt nhất

Trên đây, bằng kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã hướng dẫn các bạn chuẩn bị chính xác giấy tờ kết hôn với người Ai-len.

Đọc tới đây, có lẽ nhiều bạn nghĩ rằng giấy tờ không quá phức tạp. Tuy nhiên, trong thực tế chuẩn bị đúng và đủ giấy tờ sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Thêm vào đó, thủ tục hành chính của Việt Nam được đánh giá là cực kỳ phức tạp, vì vậy giấy tờ của nam, nữ thường rất hay bị soi mói, thậm chí cả dấu chấm, dấu phẩy.

Làm gì để chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len đạt kết quả tốt nhất?

Để chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len đạt kết quả tốt nhất, các bạn cần làm những việc sau:

  • Trao đổi thông tin với người Ai-len để lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn phù hợp;
  • Cả hai thường xuyên trao đổi để cùng nhau chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len;
  • Tham khảo kinh nghiệm từ những bạn đã kết hôn với người Ai-len;
  • Sử dụng dịch vụ chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len của đơn vị uy tín, nếu không am hiểu và khong có nhiều thời gian đi lại.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Ai-len!

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất