Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào?

0
745

Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào là nội dung mà các bạn cần quan tâm, tìm hiểu.

Nếu như kết hôn giữa người Việt với người Việt cùng cư trú trong nước thì thủ tục khá đơn giản và gần như nam, nữ không mất nhiều thời gian để tìm hiểu. Hai bên nam, nữ có thể tới UBND xã nơi một trong hai bên đang cư trú là được hướng dẫn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn nhanh chóng, thuận tiện.

Thế nhưng, nếu đó là đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì lại không hề đơn giản. Lúc này, sẽ có rất nhiều vấn đề mà nam, nữ cần tìm hiểu. Đặc biệt, tìm hiểu về giấy tờ để đăng ký kết hôn là nội dung mà chắc chắn các bạn sẽ không thể bỏ qua.

Theo quy định của pháp luật, trong hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần có giấy khám sức khỏe kết hôn của tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới mất năng lực hành vi dân sự.

Vậy khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào?

1. Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào

Để giải đáp cho câu hỏi khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào?
  • Thực tiễn khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào?

Dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, chúng ta sẽ cùng phân tích và kết luận khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào.

1.1. Quy định của pháp luật về khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào?

Điều 38, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan có quy định về khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài là giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Chi tiết về giấy khám sức khỏe kết hôn như sau:


“Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.”


Như vậy, quy định của pháp luật về về giấy khám sức khỏe kết hôn đó là giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình

Giấy khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài được quy định chung khi chỉ quy định đó là giấy tờ do tổ chức y tế có thẩm quyền chứ không nói rõ đó là bệnh viện hoặc phòng khám hoặc trung tâm nào.

Theo như quy định nêu trên thì giấy khám sức khỏe kết hôn sẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Do tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
  • Xác nhận người được khám không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi.
Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào?
Khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào?

1.2. Thực tiễn khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào

Tưởng chừng như đây là vấn đề đơn giản nhưng trong thực tế khá phức tạp khi không ít trường hợp các bạn khám sức khỏe tại bệnh viện hoặc phòng khám nhưng khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn không được chấp nhận. Thậm chí, kể cả đó là trường hợp các bạn khám tại các bệnh viện tuyến trung ương như Bạch Mai.

Thực tế, để công chức tiếp nhận hồ sơ không bắt bẻ thì giấy khám sức khỏe sẽ phải có các yêu cầu sau:

  • Do bệnh viện không phân biệt bệnh viện công lập hay tư nhân cấp;
  • Có khám về sức khỏe tâm thần và có KẾT LUẬN đủ sức khỏe kết hôn.

Kết luận đủ sức khỏe kết hôn sẽ rất quan trọng. Bởi lẽ, công chức tiếp nhận hồ sơ sẽ chỉ cần quan tâm tới giấy khám sức khỏe có khám về tâm thần và có kết luận đủ sức khỏe kết hôn hay không để tiếp nhận hồ sơ.

Trong khi đó, nếu như các bạn khám sức khỏe tại bệnh viện công lập thì thường sẽ chỉ kết luận sức khỏe loại 1 hay loại 2… mà không kết luận đủ sức khỏe kết hôn. Chình vì điều này nên dù các bạn khám sức khỏe tại các bệnh viện lớn nhưng lại không được chấp nhận trong thực tế.

Kinh nghiệm thực tế thì các bạn nên tới khám tại các bệnh viện tâm thần hoặc bệnh viện nào có khám sức khỏe tâm thần và điều quan trọng là trong mẫu giấy do bệnh viện đó cấp phải có kết luận đủ sức khỏe kết hôn.

2. Kết luận khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào

Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh ngihệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong những nội dung quan trọng của đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Đó là, khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài ở bệnh viện nào.

Khám sức khỏe chỉ là một trong những bước để có thể hoàn tất việc đăng ký kết hôn và nhận được Giấy chứng nhận kết hôn.

Tuy nhiên, pháp luật không có quy định hoặc chỉ định cặp đôi phải khám sức khỏe tại đâu. Chính vì không có quy định cụ thể nên các địa phương và người đi đăng ký kết hôn được tùy nghi thực hiện. Khi đã tùy nghi thực hiện thì có thể bạn khám tại tổ chức y tế này được chấp nhận tại địa phương này nhưng chưa chắc được chấp nhận tại địa phương khác.

Kinh nghiệm cho thấy, các bạn có thể khám tại bệnh viện công hay tư đều được nhưng trong Giấy khám sức khỏe kết hôn phải có kết luận đủ sức khỏe kết hôn.

Trường hợp không am hiểu hoặc không muốn mất nhiều thời gian đi lại thì bạn nên tìm tới đơn vị uy tín để được trợ giúp. Tin rằng, với kinh nghiệm hơn chục năm trong nghề, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đạt kết quả tốt nhất.

Có thể bạn muốn tìm hiểu: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Video hướng dẫn Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất