Thu hồi giấy phép lao động và trục xuất lao động người nước ngoài

0
4289

Thu hồi giấy phép lao động và trục xuất lao động người nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?

Giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, giấy phép lao động là có thời hạn và phải được thực hiện theo đúng quy định, trong trường hợp giấy phép lao động hết hạn hay không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử lý.

Vậy biện pháp xử lý là gì?

Khi xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về lao động, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ra Quyết định thu hồi Giấy phép lao đồng, đồng thời có thể áp dụng biện pháp trục xuất khỏi Việt Nam.

Đây là một trong những biện pháp nghiêm ngặt mà Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành áp dụng để xử lý các trường hợp thực hiện không đúng quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài tại Việt Nam nhằm bảo vệ chính sách lao động của Nhà nước.

1. Thu hồi giấy phép lao động và trục xuất lao động người nước ngoài

1.1. Thu hồi giấy phép lao động

a) Các trường hợp thu hồi giấy phép lao động

– Giấy phép lao động hết hạn theo quy định của Bộ luật lao động 2019;

+ Giấy phép lao động hết thời hạn ghi trong giấy phép lao động đã cấp;

+ Chấm dứt hợp đồng lao động đã ký kết;

+ Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp;

+ Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt;

+ Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

+ Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động;

+ Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích.

– Giấy phép lao động bị thu hồi do người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

b) Trình tự thu hồi giấy phép lao động

– Thu hồi trong trường hợp giấy phép hết hạn thời hạn theo quy định;

+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động của người lao động kèm theo văn bản nêu rõ lý do từng trường hợp thu hồi;

+ Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi kèm theo văn bản của người sử dụng lao động, cơ quan cấp giấy phép lao động có văn bản xác nhận đã nhận giấy phép lao động bị thu hồi của người sử dụng lao động.

– Thu hồi trong trường hợp không thực hiện đúng theo quy định

Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi (theo mẫu) và thông báo cho người lao động để thu hồi của người lao động nước ngoài và nộp lại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thu hồi giấy phép lao động và trục xuất lao động người nước ngoài
Thu hồi giấy phép lao động và trục xuất lao động người nước ngoài

c) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi – Thu hồi giấy phép lao động và trục xuất lao động người nước ngoài

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Cục Việc làm – Bộ Lao động thương binh và xã hội.

2. Quy định về trục xuất người lao động nước ngoài

2.1. Các trường hợp trục xuất người lao động nước ngoài

– Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động theo quy định;

– Người lao động nước ngoài không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định.

2.2. Trình tự trục xuất người lao động nước ngoài – Thu hồi giấy phép lao động và trục xuất lao động người nước ngoài

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động nước ngoài không có giấy lao động hoặc giấy xác nhận.

Trong trường hợp tổ chức và cá nhân phát hiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động thì thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người đó làm việc.

2.3. Cơ quan có thẩm quyền trục xuất người lao động nước ngoài

Cơ quan công an nơi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về lao động.

3. Kết luận thu hồi giấy phép lao động và trục xuất lao động người nước ngoài

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật về giấy phép lao động và trục xuất người lao động nước ngoài.

Chính sách việc làm của Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động trong nước, trong trường hợp không tuyển dụng được lao động trong nước đáp ứng được yêu cầu công việc thì có thể tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài, đồng thời pháp luật Việt Nam cũng nghiêm cấm các trường hợp người nước ngoài lao động tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn!

Xem thêm: Thay đổi chỗ làm có phải cấp lại giấy phép lao động không?