Thủ tục kết hôn với người Bu-tan được quy định như thế nào là nội dung mà bạn nên tham khảo để việc kết hôn với người Bu-tan đạt kết quả tốt nhất.
Khi nói tới người nước ngoài thì phần lớn chúng ta sẽ nghĩ ngay tới việc kết hôn với người Trung, người Đài, người Hàn hoặc người Nhật chứ ít ai lại hình dung đó là việc kết hôn giữa người Việt và người Bu-tan.
Nói như vậy để thấy rằng quan hệ hôn nhân giữa người Việt và người Bu-tan không hề phổ biến. Từ chỗ quan hệ hôn nhân không phổ biến nên hầu hết các bạn kết hôn với người Bu-tan sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm thông tin để chuẩn bị các giấy tờ cần thiết.
Với hơn chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài nên Anzlaw thấu hiểu hết những khó khăn mà cặp đôi người Việt và người Bu-tan sẽ phải đối mặt khi có ý định đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi quyết định viết bài viết này chia sẻ với các bạn những thông tin cần thiết nhất để chuẩn bị giấy tờ cũng như thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Bu-tan tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn của Việt Nam tại Việt Nam.
1. Tư vấn thủ tục kết hôn với người Bu-tan
Thủ tục kết hôn với người Bu-tan gồm những nội dung sau:
- Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Bu-tan;
- Thủ tục kết hôn với người Bu-tan, bao gồm: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn và nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kết hôn với người Bu-tan;
- Ghi chú kết hôn với người Bu-tan.
1.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Bu-tan
Kể từ khi Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn với người Bu-tan đã được giao xuống cho UBND cấp huyện, nơi người Việt đang cư trú.
Cư trú ở đây phải được hiểu đó là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Nếu đăng ký kết hôn tại nơi đang tạm trú thì bạn sẽ cần cung cấp thêm sổ tạm trú. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn tại nơi đang tạm trú có trách nhiệm gửi kết quả đăng ký kết hôn tới cơ quan nơi bạn đang thường trú.
1.2. Quy định của pháp luật về thủ tục kết hôn với người Bu-tan
Giống như hầu hết các thủ tục hành chính khác thì chúng tôi cũng chia thủ tục kết hôn với người Bu-tan thành 02 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và giai đoạn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Trong đó, giai đoạn chuẩn bị hồ sơ là cực kỳ quan trọng và mang tính chất quyết định tới kết quả đăng ký kết hôn của hai bạn. Nếu hai bạn chuẩn bị đúng và đủ các loại giấy tờ cần thiết thì tất yếu hai bạn sẽ nhận được kết quả đăng ký kết hôn. Ngược lại, nếu phát hiện giấy tờ có sai sót thì cán bộ, công chức trong cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn chắc chắn sẽ yêu cầu hai bạn phải sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện lại hồ sơ.
Và nếu người Bu-tan chuẩn bị giấy tờ rồi sang Việt Nam đăng ký kết hôn mà không thể hoàn tất thủ tục này và phải quay trở lại Bu-tan để hoàn thiện lại thì thực ra là quá phiền phức.
a) Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ kết hôn với người Bu-tan
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Bu-tan được đánh giá là một trong những công việc quan trọng nhất mà cặp đôi nam, nữ phải thực hiện. Kết quả đăng ký kết hôn có được như mong muốn của cặp đôi hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào bộ hồ sơ đăng ký kết hôn mà cặp đôi đã chuẩn bị.
Nếu hồ sơ đúng và đủ thì cặp đôi sẽ nhận được kết quả đăng ký kết hôn như mong muốn. Ngược lại, nếu hồ sơ có thiếu sót thì người Việt và người Bu-tan sẽ phải mất thêm thời gian khắc phục những thiếu sót đó.
Đây là giai đoạn mà chúng tôi đã có bài viết: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam hướng dẫn cặp đôi chuẩn bị giấy tờ để đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói chung tại Việt Nam.
Khi kết hôn với người Bu-tan thì cặp đôi nam, nữ cũng bám theo hướng dẫn trong bài viết nêu trên để chuẩn bị giấy tờ và lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Mọi giấy tờ của người Bu-tan cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng độc thân của người Bu-tan cần phải đúng với biểu mẫu mà cơ quan có thẩm quyền của Bu-tan công bố là giấy tờ cấp cho công dân của nước họ để đăng ký kết hôn với người Việt tại Việt Nam;
- Giấy tờ của nước ngoài cần dịch thuật ra tiếng Việt và có công chứng;
- Nếu đã từng kết hôn và ly hôn thì cặp đôi cần phải cung cấp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ đó đã chấm dứt;
- Bạn và người Bu-tan có thể khám sức khỏe tại nước ngoài hoặc Việt Nam. Nếu khám sức khỏe tại nước ngoài thì cần chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sụ giấy khám này. Ngoài ra, giấy khám sức khỏe bắt buộc phải có kết luận về sức khỏe tâm thần.
b) Giai đoạn thực hiện quy trình thủ tục kết hôn với người Bu-tan
Đây cũng là giai đoạn mà bài viết nói trên chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết từng bước để cặp đôi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.
Phần nội dung dưới đây chúng tôi xin phép không trình bày lại mà chỉ nêu ra một số vần đề để cặp đôi lưu ý như sau:
- Đôi lúc và đôi chỗ có thể bạn sẽ gặp phải thái độ hách dịch của cán bộ, công chức trong cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn tìm cách gây khó dễ cho việc đăng ký kết hôn của hai bạn.
Nếu gặp phải trường hợp này thì bạn cần khiếu nại nếu có đủ căn cứ chứng minh giấy tờ mà hai bạn chuẩn bị đã đúng với quy định của pháp luật.
- Khi nhận kết quả đăng ký kết hôn thì bạn cần kiểm tra thật kỹ các thông tin được ghi trong Giấy chứng nhận kết hôn. Và nếu phát hiện có sai sót thì bạn đề nghị được cấp lại.
1.3. Ghi chú kết hôn
Bước này chính là tiền đề cho việc bảo lãnh định cư. Theo đó, người Bu-tan sẽ chuẩn bị một số giấy tờ rồi có mặt tại cơ quan có thẩm quyền của Bu-tan để ghi chú kết hôn.
Ghi chú kết hôn là việc người Bu-tan thông báo với cơ quan có thẩm quyền của Bu-tan về việc hai bạn đã đăng ký kết hôn tại Việt Nam và có nhận được kết quả đăng ký kết hôn.
Căn cứ vào hồ sơ mà người Bu-tan cung cấp, cơ quan có thẩm quyền của Bu-tan sẽ cấp giấy tờ công nhận quan hệ hôn nhân của hai bạn là hợp pháp tại Bu-tan. Đây chính là giấy tờ cực kỳ quan trọng để bảo lãnh cho bạn sang Bu-tan định cư.
Ngược lại, nếu muốn định cư tại Việt Nam thì bạn sẽ đứng ra xin miễn thị thực cho người Bu-tan.
2. Đánh giá về thủ tục kết hôn với người Bu-tan
Theo đánh giá của rất nhiều bạn thì thủ tục kết hôn với người Bu-tan khá phức tạp. Bởi lẽ, tìm kiếm thông tin để chuẩn bị giấy tờ là khá khó khăn. Chưa kể, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn thường tìm cách trả hồ sơ hoặc kéo dài thời gian giải quyết do chưa từng có tiền lệ giải quyết.
Vì vậy, nếu không am hiểu thì bạn nên tìm tới chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm để được hỗ trợ làm tốt ngay những bước đầu tiên và giải quyết mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình hai bạn thực hiện thủ tục kết hôn.
Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục kết hôn với người Bu-tan!
Xem thêm: Chi phí kết hôn với người nước ngoài