Có được ly hôn khi đang mang thai không?

0
159

Có được ly hôn khi đang mang thai không là câu hỏi mà bạn có thể tham khảo để việc ly hôn khi đang mang thai đạt kết quả tốt nhất. 

Ly hôn là điều mà không ai mong muốn sẽ xảy đến với mình trong cuộc sống. Khi kết hôn, ai cũng mong muốn vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc, che chở, đùm bọc và yêu thương lẫn nhau. Cùng nhau sinh con đẻ cái, cùng bảo ban con khôn lớn lên người.

Thế nhưng, cuộc sống hiện đại có muôn vàn vấn đề làm nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng. Nếu không phải áp lực từ việc kiếm tiền, lo kinh tế cho gia đình thì là vấn đề một trong hai bên không tu chí làm ăn, chơi bời lêu lổng hoặc có quan hệ ngoài luồng.

Khi mâu thuẫn trở nên trầm trọng, vợ chồng bỏ mặc nhau thích sống sao thì sống, không ai quan tâm tới ai thì cũng là lúc một trong hai bên tính tới việc ly hôn.

Thế nhưng, nếu thời điểm làm thủ tục ly hôn mà người vợ đang mang thai thì có ly hôn được không hay có được ly hôn khi đang mang thai không?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những nội dung có liên quan tới có được ly hôn khi đang mang thai không.

1. Giải đáp có được ly hôn khi đang mang thai không

Để giúp các bạn dễ hình dung, hiểu rõ và hiểu đúng về có được ly hôn khi đang mang thai không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về có được ly hôn khi đang mang thai không;
  • Thực tiễn có được ly hôn khi đang mang thai không.

1.1. Quy định của pháp luật về có được ly hôn khi đang mang thai không

Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang có hiệu lực thi hành quy định về yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:


Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.


Đối chiếu với quy định trên thì người chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang mang thai. Quyền ly hôn trong trường hợp này được xác định là quyền khởi kiện ly hôn theo yêu cầu một bên hay còn gọi là ly hôn đơn phương.

a) Vợ chồng ly hôn thuận tình có được không?

Điều 55, Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên quy định về thuận tình ly hôn như sau:


Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.


Như vậy, nếu người vợ đang có thai nhưng vợ chồng thuận tình ly hôn và có đủ các điều kiện sau thì Tòa án vẫn giải quyết việc ly hôn cho vợ chồng.

– Việc ly hôn là tự nguyện, không ai đe dọa, ép buộc ai;

– Vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, nghĩa vụ tài chính chung;

– Những thỏa thuận nêu trên phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của người vợ và con đang mang thai.

b) Người vợ yêu cầu ly hôn đơn phương có được không?

Khoản 1, Điều 56, quy định về ly hôn theo yêu cầu một bên như sau:


Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.


Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên và Điều 51 thì khi người vợ đang mang thai có quyền được khởi kiện người chồng tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc ly hôn mà không có bất kỳ sự hạn chế nào.

Tuy nhiên, yêu cầu ly hôn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Có căn cứ về việc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng như: Người chồng chơi bời lêu lổng, không tu chí làm ăn, nợ nần để chơi bời, bỏ mặc vợ con…;

– Việc làm đó của người chồng dẫn tới làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Thể hiện ở chỗ, vợ chồng bỏ mặc nhau, thích làm gì thì làm, không ai quan tâm tới ai. Mặc dù đã được gia đình khuyên giải, động viên nhưng không thay đổi.

1.2. Thực tế có được ly hôn khi đang mang thai không

Trong thực tế, các trường hợp ly hôn khi người vợ đang mang thai không nhiều.

Do người vợ mang thai và sinh nở phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe nên để bảo đảm an toàn cho người mẹ và con đang mang thai nên đa số cặp đôi sẽ được Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ly hôn vận động để đoàn tụ với nhau, trước mắt là vì đứa trẻ sắp sinh.

Thế nhưng, cũng có những trường hợp mà mâu thuẫn tới đỉnh điểm, không thể chung sống dù chỉ một ngày hoặc có căn cứ cho rằng nếu không giải quyết ly hôn thì người mẹ và đứa trẻ đang mang thai có thể bị nguy hiểm bởi hành vi bạo lực về thể xác của người chồng thì Tòa án cũng sẽ xem xét giải quyết, nếu việc ly hôn phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm quyền lợi của mẹ, con.

Tuy nhiên, giải quyết ly hôn trong trường hợp này thường sẽ khó hơn các trường hợp thông thường.

2. Kết luận có được ly hôn khi đang mang thai không

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một nội dung rất quan trọng, đó là ly hôn khi người vợ đang mang thai.

Theo quy định của pháp luật thì khi người vợ đang mang thai, người chồng không có quyền khởi kiện ly hôn đơn phương. Việc ly hôn chỉ được Tòa án giải quyết khi vợ chồng thuận tình ly hôn hoặc người vợ có đơn yêu cầu ly hôn đơn phương.

Quy định hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong thời điểm người vợ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, dù sao đi chăng nữa thì giai đoạn mang thai và sinh con là thời điểm tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy cơ de đọa tới tính mạng, sức khỏe của người phụ nữ. Vì vậy, dù vợ chồng có mâu thuẫn trầm trọng tới mức nào thì người chồng vẫn phải có trách nhiệm chăm sóc người vợ để bảo đảm người vợ và đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh, nuôi dưỡng an toàn trong thời hạn 12 tháng.

Kết thúc thời hạn nêu trên, nếu người chồng vẫn muốn ly hôn thì làm đơn để được Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Rất vui đã được giải đáp có được ly hôn khi đang mang thai không cho các bạn.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án.

Vui lòng xem thêm: Tổng hợp thủ tục ly hôn với người nước ngoài

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất