Giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản gồm những loại giấy tờ gì là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc ghi chú kết hôn với người Nhật Bản đúng pháp luật và đạt kết quả tốt nhất.
Khi đăng ký kết hôn với người Nhật Bản, các bạn có thể thực hiện thủ tục kết hôn tại một trong hai cơ quan sau:
- Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
- Cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tại Nhật Bản.
Do thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Nhật Bản đơn giản hơn so với thủ tục kết hôn tại Việt Nam khi mà có thể thực hiện vắng mặt người Việt nên hầu hết các bạn thường sẽ lựa chọn kết hôn tại cơ quan này.
Sau khi hoàn tất thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Nhật Bản thì các bạn sẽ phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trước khi người Nhật Bản làm thủ tục bảo lãnh định cư cho người Việt Nam.
Đương nhiên, khi thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn thì bạn sẽ phải chuẩn bị giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Vậy giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản gồm những giấy tờ gì?
Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản và những vấn đề cần lưu ý.
Để các bạn hiểu rõ, hiểu đúng về giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:
- Quy định về giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam;
- Thực tiễn giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam;
- Giấy tờ ghi chú kết hôn tại Nhật Bản.

Quy định về giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Khi tìm hiểu giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản, trước tiên bạn sẽ phải biết quy định của pháp luật về giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Khoản 1, Điều 35, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, viện dẫn tới Khoản 1, Điều 2, Khoản 2, Điều 37, Nghị định nêu trên có quy định về giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản như sau:
“Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
…
Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
…
Điều 37. Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn
…
2. Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
….”
Như vậy, quy định của pháp luật về giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai ghi chú kết hôn với người Nhật Bản theo mẫu mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP;
- Giấy tờ tùy thân của người đi ghi chú kết hôn
Đó có thể là căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân còn hạn sử dụng.
- Giấy tờ chứng minh địa chỉ cư trú;
- Giấy trích lục ghi chú ly hôn hoặc hủy việc kết hôn hôn đã được thực hiện tại nước ngoài trước đó;
- Bản sao giấy tờ chứng minh việc kết hôn đã được thực hiện tại nước ngoài.
Thực tiễn giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Khi đã được tìm hiểu quy định của pháp luật về giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem thực tiễn giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản như thế nào.
Kinh nghiệm cho thấy, thực tiễn giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai ghi chú kết hôn với người Nhật Bản theo mẫu mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP (tải tờ khai ghi chú kết hôn tại đây);
- Giấy tờ hộ tịch có thông tin của người Việt trong hộ khẩu của người Nhật Bản (bản dịch có công chứng/chứng thực và bản chính);
- Giấy chứng nhận đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp (bản dịch có công chứng/chứng thực kèm bản chính);
- Giấy tờ tùy thân của người Việt (bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
- Hộ chiếu của người Nhật Bản (bản dịch kèm bản sao)
Lưu ý giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Một nội dung quan trọng khi tìm hiểu về giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản. Đó là, những lưu ý giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Trong thực tiễn, ghi chú kết hôn với người Nhật Bản không phải thủ tục dễ dàng thực hiện bởi một số lý do về giấy tờ như sau:
- Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp phải được chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Theo đó, giấy tờ của người Nhật Bản dùng để ghi chú kết hôn tại Việt Nam được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Tuy nhiên, do các bạn không biết nên thường thực hiện thủ tục chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. Điều này dẫn tới nhiều cán bộ trong cơ quan có thẩm quyền ghi chú kết hôn với người Nhật Bản yêu cầu phải chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của Nhật Bản thì mới tiếp nhận và giải quyết ghi chú kết hôn cho cặp đôi.
- Dịch thuật giấy tờ bằng tiếng nước ngoài
Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch thuật sang tiếng Việt, có công chứng/chứng thực bản dịch.
- Sự không tương đồng về giấy tờ chứng nhận kết hôn
Theo biểu mẫu tờ khai ghi chú kết hôn với người Nhật Bản phải có đầy đủ thông tin về ngày tháng đăng ký kết hôn, số giấy tờ chứng nhận kết hôn, cơ quan cấp giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên, giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản không giống như Giấy chứng nhận kết hôn của Việt Nam nên sẽ không có những thông tin như vậy.
Chính vì vậy, khi hoàn thiện tờ khai ghi chú kết hôn với người Nhật Bản, các bạn có thể gặp nhiều vướng mắc.
Đồng thời, khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn và giải quyết cũng sẽ gặp phải vướng mắc khi không biết xử lý như thế nào với những thông tin còn thiếu đó. Do đó, không ít trường hợp cơ quan có thẩm quyền từ chối tiếp nhận và yêu cầu người đi ghi chú kết hôn phải cung cấp được giấy tờ có các thông tin đã nêu.
Tới đây, bạn đã được tìm hiểu toàn bộ những vấn đề có liên quan tới giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Giấy tờ ghi chú kết hôn tại Nhật Bản
Như các bạn đã biết, ngoài thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Nhật Bản và ghi chú kết hôn tại Việt Nam thì các bạn còn có thể đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam và ghi chú kết hôn tại Nhật Bản.
Vậy thủ tục ghi chú kết hôn tại Nhật Bản cần những giấy tờ gì?
Theo quy định của pháp luật Nhật Bản và kinh nghiệm thực tiễn, giấy tờ ghi chú kết hôn tại Nhật Bản cần những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai ghi chú kết hôn tại Nhật Bản;
- Giấy chứng nhận kết hôn của Việt Nam đã dịch thuật sang tiếng Nhật, có công chứng/chứng thực bản dịch và chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự (nếu có yêu cầu);
- Giấy khai sinh của người Việt Nam đã dịch thuật sang tiếng Nhật, có công chứng/chứng thực bản dịch và chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự (nếu có yêu cầu);
- Hộ chiếu của người Việt Nam đã dịch thuật sang tiếng Nhật, có công chứng/chứng thực bản dịch và chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự (nếu có yêu cầu);
- Giấy tờ tùy thân của người Nhật Bản;
- Giấy tờ hộ tịch của người Nhật Bản.

Kết luận giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Trong thực tiễn, giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản không nhiều và không quá khó để chuẩn bị. Tuy nhiên, do không tương đồng với mẫu Giấy chứng nhận kết hôn của Việt Nam nên đôi khi các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi hoàn thiện hồ sơ, cũng như thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Làm gì để chuẩn bị giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản đạt kết quả tốt nhất?
Để chuẩn bị giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản đạt kết quả tốt nhất, các bạn nên làm những công việc sau:
- Tham khảo kinh nghiệm chuẩn bị giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản từ những người đi trước;
- Tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật và thực tiễn để chuẩn bị đúng, đủ, chính xác giấy tờ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản;
- Nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại thì nên sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín để được trợ giúp.
Tin rằng, với bề dầy hơn chục năm trong lĩnh vực, chúng tôi sẽ giúp bạn ghi chú kết hôn với người Nhật Bản đạt kết quả tốt nhất.
Anzlaw có hơn chục năm trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người Nhật Bản nên có thể cam kết với khách hàng dịch vụ uy tín như sau:
- Tư vấn rõ ràng các quy định của pháp luật về kết hôn với người Nhật Bản, ghi chú kết hôn với người Nhật Bản, cũng như visa định cư tại Nhật Bản;
- Hỗ trợ soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản đầy đủ, chính xác, không thể có sai sót;
- Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ bằng tiếng nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam nhanh chóng;
- Nhận ủy quyền để thực hiện ghi chú kết hôn với người Nhật Bản, giải quyết mọi vướng mắc phát sinh mà không cần bạn phải tự thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Anzlaw theo cách thức sau:
Số điện thoại: 0988 619 259.
Zalo: 0988 619 259.
Website: Anzlaw.net
Anzlaw hỗ trợ tư vấn miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm, chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể.
Chính vì vậy, nếu quý khách có vấn đề vướng mắc hãy liên hệ qua số điện thoại hoặc nhắn tin Zalo để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất.
Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Bá Hùng – Công ty Anzlaw.
Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.
Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản
Xem thêm: Ghi chú kết hôn với người Nhật Bản