Các trường hợp người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam

0
1296

Các trường hợp người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam gồm những trường hợp nào?

Chính sách mở cửa thu hút đầu tư từ nước ngoài đã kéo theo hàng ngàn người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống. Mỗi người trong số họ có thể cư trú với những tư cách khác nhau. Có người là nhà đầu tư; có người là chuyên gia, nhà khoa học; có người du học sinh hoặc có người là thân nhân của người Việt đang thường trú trong nước… Và tất yếu, đa số họ mong muốn được hưởng quy chế thường trú tại Việt Nam để có thể an tâm học tập, làm việc.

Trước mong muốn hợp lý này, pháp luật Việt Nam sẽ phải có điều chỉnh sao cho phù hợp. Chế định đăng thường ký thường trú cho người nước ngoài đã ra đời và điều chỉnh quan hệ cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. Vậy hãy cùng xem pháp luật quy định như thế nào về các trường hợp được đăng ký thường trú tại Việt Nam?

1. Các trường hợp người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật mới nhất thì những đối tượng sau là người được xem xét cho thường trú tại Việt Nam.

a) Người nước ngoài là người có công lao – Các trường hợp người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam

Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Đây là nhóm đối tượng là người nước ngoài mà việc làm của họ được Đảng và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận thông qua việc trao thưởng danh hiệu cao quý như huân huy chương, bằng khen…

Trước đây, nhóm đối tượng này thường là người nước ngoài tham gia chiến đấu giải phóng đất nước. Ngay nay, nhóm đối tượng này có thể là những nhà đầu tư mà việc đầu tư của họ đã góp phần xây dựng đất nước.

b) Người nước ngoài là nhà khoa học hoặc chuyên gia

Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam

Nhóm đối tượng này là nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu đang tạm trú tại Việt Nam để nghiên cứu, làm việc và đã được Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực mà họ nghiên cứu, làm việc đề xuất.

c) Người nước ngoài là thân nhân của người Việt

Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh

Trường hợp này thì đơn giản hơn rất nhiều. Người nước ngoài trong trường hợp này là nhân thân của người Việt Nam đang thường trú trong nước.

d) Người nước ngoài là người không có quốc tịch

Theo quy định, người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước có thể được xem xét cho thường trú tại Việt Nam.

Các trường hợp người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam
Các trường hợp người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam

2. Điều kiện xét cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

Ngoài vấn đề về nhân thân thì người nước ngoài còn phải đạt điều kiện về tạm trú và chỗ ở, thu nhập, chi tiết như sau:

  1. Người nước ngoài phải có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Quy định này mang tính chất định tính nhiều hơn là định lượng. Có chỗ ở hợp pháp là nhà thuê hay sở hữu nhà hoặc nhà đi mượn? Thu nhập ổn định là mức thu nhập bao nhiêu tiền/1 tháng?

Do đó, người nước ngoài chỉ cần nộp những giấy tờ theo đúng quy định mà không cần phải quan tâm tới tính định lượng trong các giấy tờ đó.

2. Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên

Thời gian tạm trú được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú.

Thông thường, xác định thời gian này sẽ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện căn cứ vào thông tin lưu trong hệ thống quản lý xuất nhập cảnh người nước ngoài.

3. Kết luận các trường hợp người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam

Như vậy, chúng tôi đã nêu và phân tích các trường hợp người nước ngoài được đăng ký thường trú tại Việt Nam theo đúng quy định mới nhất của pháp luật. Ngoài ra, chúng ta cũng đã tìm hiểu một số điều kiện để người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ để được giải đáp hoặc bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết.

Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Thẻ tạm trú cho người nước ngoài