Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc là nội dung được khá nhiều bạn tìm hiểu, nghiên cứu khi có ý định tiến tới hôn nhân với người Trung.
Những năm gần đây, tỉ lệ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài gia tăng nhanh chóng. Trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là kết hôn giữa người Việt Nam và người Trung Quốc. Số lượng các cặp vợ chồng người Việt-Trung tăng cao nhanh chóng do chính sách mở cửa biên giới, khuyến khích người dân hai sinh sống và làm ăn ở nước bạn.
Không chỉ thế, các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam rất nhiều, thu hút một lượng lớn người Việt vào làm việc cùng với người Trung Quốc. Vấn đề tình cảm nảy sinh trong hoàn cảnh tiếp xúc thường xuyên là điều hiển nhiên.
Mong muốn được kết hôn với nhau, không ít người đã tìm hiểu về thủ tục và quy trình đăng ký kết hôn nhưng gặp khá nhiều vướng mắc và rắc rối, lại không có một nơi nào trả lời chính thức cho họ những thông tin cần thiết. Thậm chí, nhiều cặp đôi gặp khó khăn khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì có thể đăng ký kết hôn tại Trung Quốc hay không?
Một trong những thắc mắc của các cặp đôi nhiều nhất hiện nay chính là cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc.
Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc theo quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn.
1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc
Để tìm hiểu rõ hơn về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:
- Quy định của pháp luật về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc;
- Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc;
- Tìm hiểu thêm về thủ tục kết hôn với người Trung Quốc.
1.1. Quy định của pháp luật về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc
Kết hôn với người Trung Quốc là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nên không chỉ pháp luật của Việt Nam có thể điều chỉnh mối quan hệ này mà pháp luật Trung Quốc cũng có thể điều chỉnh. Việc điều chỉnh này ở nhiều phạm vi nhưng dễ hiểu nhất chính là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn.
Theo đó, người Việt và người Trung có thể lựa chọn đăng ký tại một trong hai cơ quan sau:
- Đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
- Đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc.
Vậy những cơ quan này chính xác là gì?
a) Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
- Trường hợp người Việt cư trú trong nước
Nếu người Việt cư trú trong nước thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc được quy định tại Điều 37, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành. Chi tiết như sau:
“Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”
Như vậy, UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú trong nước là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc.
- Trường hợp người Việt cư trú tại nước ngoài
Nếu cư trú tại nước ngoài, Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc như sau:
“Điều 7. Đăng ký kết hôn
1. Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau hoặc với người nước ngoài.
Trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn đó không được trái với pháp luật của nước sở tại.
…”
Như vậy, cơ quan đại diện của Việt Nam nơi người Việt cư trú tại Trung Quốc hoặc nước ngoài không phải Trung Quốc là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc.
Ví dụ: Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập.
b) Cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc
Kinh nghiệm cho thấy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc của Trung Quốc là Sở Dân chính cấp thành phố, nơi người Trung cư trú tại Trung Quốc.
1.2. Lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc
- Ủy ban nhan dân cấp huyện hoặc tương đương, nơi người Việt cư trú
Thông thường, việc lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan này áp dụng trong các trường hợp sau:
– Cả hai bên nam và nữ cùng cư trú tại Việt Nam;
– Cặp đôi có nhu cầu định cư tại Việt Nam sau khi đăng ký kết hôn;
– Một trong hai bên hoặc cả hai chưa đủ tuổi kết hôn tại Trung Quốc.
- Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Trung Quốc
Ngoài đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi người Việt cư trú thì người Việt còn có thể đăng ký kết hôn với người Trung tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Trung Quốc. Đó có thể là Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, để có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan này thì bắt buộc người Việt phải đang sinh sống, học tập, lao động hợp pháp tại Trung Quốc.
Các bạn cũng lưu ý rằng thẩm quyền đăng ký kết hôn của cơ quan đại diện nêu trên được phân chia theo lãnh thổ. Do đó, nếu sinh sống tại khu vực nào của Trung Quốc thì bạn cần đăng ký kết hôn tại đúng cơ quan đại diện được phân công phụ trách khu vực đó.
Trong thực tế kinh nghiệm hơn chục năm trong lĩnh vực tư vấn kết hôn với người Trung Quốc thì chúng tôi chưa được tiếp cận với thông tin về trường hợp kết hôn tại cơ quan này.
- Sở Dân chính cấp thành phố nơi người Trung cư trú
Kết hôn tại cơ quan này được đa số các bạn lựa chọn. Bởi lẽ, thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan này tương đối đơn giản, cặp đôi có thể nhận được kết quả ngay trong ngày nộp hồ sơ.
Do đó, kết hôn tại cơ quan này phù hợp trong hầu hết các trường hợp, trừ trường hợp cả hai đang cư trú tại Việt Nam.
1.3. Thủ tục đăng ký kết hôn với người Trung Quốc tại từng cơ quan
Phần nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua về thủ tục kết hôn với người Trung Quốc tại từng cơ quan.
a) Thủ tục kết hôn tại UBND cấp huyện của Việt Nam
Nếu kết hôn tại cơ quan này, các bạn sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 38, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành, được hướng dẫn bởi Điều 2, Điều 30, 31, 32, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 01/01/2016 thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi công dân Việt Nam sinh sống và cư trú. Nhiều người đã quá quen với quy định đó nên không hề biết có sự thay đổi từ ngày 01/01/2016 trở đi, khi Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực, thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài đã được chuyển sang Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi người Việt Nam cư trú và sinh sống.
Cụ thể khi đến Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện, các bạn nên đến phòng một cửa của phòng Tư pháp – Ủy ban nhân dân quận/huyện để nộp hồ sơ. Nơi đây có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài cũng có rất nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho công dân khi đi đăng ký kết hôn. Thời gian được rút gọn từ 30 ngày xuống còn 15 ngày làm viêc tính từ ngày Phòng Tư pháp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Các thay đổi mới này rất có lợi cho công dân Việt Nam cũng như công dân Trung Quốc khi tiến hành đăng ký kết hôn. Đây chỉ là thay đổi nhỏ về mặt thủ tục nhưng nếu không nắm chắc được sẽ phát sinh khá nhiều rắc rối cũng như khiến người có nhu cầu đăng ký kết hôn với người Trung Quốc phải đi lại nhiều, mệt mỏi và lúng túng trong khâu thủ tục.
Ngoài ra, hộ chiếu Trung Quốc đường lưỡi bò không được Việt Nam chấp nhận cũng là vấn đề khó khăn của cặp đôi khi lựa chọn kết hôn tại cơ quan này.
b) Thủ tục kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Trung Quốc
Nếu lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan này, các bạn sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 7, Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP.
Trong thực tiễn, nếu lựa chọn kết hôn tại Trung Quốc thì các bạn sẽ đăng ký kết hôn tại Sở Dân chính cấp thành phố nơi người Trung cư trú thay vì lựa chọn kết hôn tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại Trung Quốc. Bởi lẽ, thủ tục kết hôn với người Trung tại Sở Dân chính cấp thành phố nơi người Trung cư trú đơn giản hơn rất nhiều so với kết hôn tại cơ quan đại diện của Việt Nam.
c) Thủ tục kết hôn tại Sở Dân chính cấp thành phố nơi người Trung cư trú
Thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan này khá đơn giản. Người Việt chỉ cần chuẩn bị giấy tờ độc thân, hộ chiếu và visa kết hôn kết hôn S2 do Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cấp. Khi có mặt tại cơ quan này, hai bên, nam nữ chỉ cần hoàn thiện tờ khai đăng ký kết hôn và nộp hồ sơ là sẽ nhận kết quả luôn trong ngày.
Trường hợp nộp hồ sơ sau 15h, thì cặp đôi sẽ nhận kết quả sang ngày hôm sau.
2. Kết luận cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc
Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn hơn chục năm trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người Trung Quốc, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một trong những nội dung của kết hôn với người Trung Quốc. Đó là, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc.
Việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới kết quả đăng ký kết hôn. Nếu các bạn lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc phù hợp thì đương nhiên việc đăng ký kết hôn được thuận lợi. Ngược lại, nếu lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc không phù hợp thì việc đăng ký kết hôn có thể gặp vướng mắc, cặp đôi thậm chí có thể không nhận được kết quả như mong muốn.
Cảm ơn đã ghé thăm và kính chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!
Rất vui được tư vấn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Trung Quốc cho bạn.
Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Trung Quốc
Kết hôn với người Trung Quốc có hộ chiếu đường lưỡi bò
Video hướng dẫn Thủ tục kết hôn với người Trung Quốc