Giấy tờ kết hôn với người Pháp

0
907

Giấy tờ kết hôn với người Pháp gồm những loại giấy tờ gì và làm sao để chuẩn bị những giấy tờ đó là nội dung mà bạn cần tìm hiểu để việc kết hôn với người Pháp đạt kết quả tốt nhất.

Hơn chục năm tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài, trong đó có kết hôn với người Pháp, Anzlaw phải công nhận rằng kết hôn với người Pháp là thủ tục phải nói là rất phức tạp. Riêng việc chuẩn bị giấy tờ cho người Pháp để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã có thể kéo dài nhiều tháng với nhiều khâu quy trình phức tạp. Và phải nói là, nếu không nhận được sự tư vấn, hỗ trợ thì cũng rất khó cho cặp đôi có thể hoàn tất được thủ tục đăng ký kết hôn.

Thêm vào đó, không giống như khi kết hôn với người Trung hoặc người Hàn khi mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được rất nhiều thông tin có giá trị hoặc dễ dàng tìm kiếm đơn vị hỗ trợ đạt kết quả như mong muốn, kết hôn với người Pháp thì làm những việc đó lại không hề dễ chút nào.

Trong nội dung bài viết này, bằng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi sẽ chia sẻ những gì chúng tôi biết về giấy tờ kết hôn với người Pháp. Và để các bạn dễ dàng nắm bắt được nội dung bài viết, chúng tôi xin trích dẫn đề nghị tư vấn từ một khách hàng đã được công ty hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Pháp thành công.

1. Đề nghị tư vấn giấy tờ kết hôn với người Pháp


“Chào anh/chị!

Em tên Nguyễn Thị Thùy, 25 tuổi, quê ở Bạc Liêu. Thông qua chị bạn giới thiệu, em có quen một anh người Pháp gốc Việt. Sau một thời gian tìm hiểu thì em nhận lời yêu ảnh. Ảnh cũng hay về Việt Nam thăm em. Tính tới nay, tụi em đã quen và yêu nhau được gần 1 năm. 

Tụi em dự định sẽ đăng ký kết hôn rồi ảnh sẽ bảo lãnh em sang Pháp sống cùng ảnh. Em đang tìm hiểu để chuẩn bị giấy kết hôn.

Vậy mong anh/chị tư vấn giúp em về giấy tờ kết hôn với người Pháp.

Giấy tờ kết hôn với người Pháp | ảnh minh họa
Giấy tờ kết hôn với người Pháp | ảnh minh họa

2. Tư vấn giấy tờ kết hôn với người Pháp

Anzlaw xin được gửi lời chào thân ái tới bạn!

Trước hết, xin được cảm ơn bạn rất nhiều khi đã lựa chọn công ty chúng tôi để gửi gắm đề nghị tư vấn giấy tờ kết hôn với người Pháp.

Đề nghị tư vấn giấy tờ kết hôn với người Pháp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Trước khi tìm hiểu về giấy tờ kết hôn với người Pháp, bạn cần tìm hiểu qua về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Pháp trước. Sau khi đã biết cơ quan có thẩm quyền kết hôn với người Pháp gồm những cơ quan nào thì bạn mới tìm hiểu giấy tờ kết hôn với người Pháp.

2.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Pháp

Kết hôn với người Pháp là hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Do đó, quan hệ này không những chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam mà còn có thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật của Pháp. Do đó, khi kết hôn với người Pháp thì cặp đôi có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Pháp tại Pháp. Ngoài ra, sự điều chỉnh ở đây chính là những quy định về điều kiện kết hôn, hồ sơ đăng ký và trình tự thực hiện tại mỗi cơ quan.

Đây là điểm khác biệt so với kết hôn giữa người Việt cùng cư trú trong nước

Vậy cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn nào là phù hợp?

  • Kết hôn với người Pháp tại Pháp

Đăng ký kết hôn với người Pháp tại Pháp sẽ phù hợp trong trường hợp cả hai bạn đang cùng cư trú tại Pháp. Thông thường, sẽ phù hợp cho người Việt đang là du học sinh, lao động, công tác dài ngày tại Pháp…

  • Kết hôn với người Pháp tại Việt Nam

Đăng ký kết hôn với người Pháp tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ phù hợp cho trường hợp cả hai bạn đang cùng cư trú tại Việt Nam hoặc mỗi người cư trú tại một quốc gia.

Trường hợp cả hai đang cùng cư trú tại Việt Nam mà kết hôn tại Việt Nam thì khá rõ ràng. Còn trường hợp mỗi người đang cư trú tại mỗi quốc gia thì tại sao lại lựa chọn kết hôn tại Việt Nam?

Là bởi vì, nếu không kết hôn tại Việt Nam thì người Việt sẽ phải sang Pháp kết hôn mà muốn sang Pháp thì bạn sẽ cần có visa do Sứ quán Pháp tại Việt Nam cấp. Trong khi đó, ấn tượng của Sứ quán Pháp tại Việt Nam về việc cấp visa cho người Việt thường không mấy tốt đẹp khi người Việt khá nổi tiếng sử dụng visa ngắn hạn hoặc kết hôn giả để nhập cảnh rồi bỏ trốn ở lại nước ngoài.

Vì vậy, nếu tại Việt Nam bạn không chứng minh được công việc ổn định với mức lương cao, có nhiều tài sản có giá trị thì tỷ lệ có được visa sang Pháp là rất thấp.

Đó là về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết  hôn với người Pháp. Còn giấy tờ cần chuẩn bị và trình tự thực hiện việc kết hôn thì sao?

Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giấy tờ kết hôn với người Pháp tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2.2. Giấy tờ kết hôn với người Pháp tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Nếu kết hôn với người Pháp tại Việt Nam thì bạn sẽ bám theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 để chuẩn bị giấy tờ.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, đó là những quy định khá chung chung và để chuẩn bị đủ giấy tờ như quy định thì bạn và bạn trai cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan. Và đặc biệt, đừng quên thủ tục chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự để giấy tờ của người Pháp có thể sử dụng tại Việt Nam cho mục đích kết hôn hoặc giấy tờ của bạn sử dụng tại Pháp.

Thêm vào đó, giấy khám sức khỏe kết hôn cũng là giấy tờ hay bị cán bộ, chuyên viên trong cơ quan đăng ký kết hôn của Việt Nam bắt bẻ. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ để khám sức khỏe tại tổ chức y tế có thẩm quyền, trảnh phải đi lại nhiều lần mà vẫn không đạt được kết quả đăng ký kết hôn như mong muốn.

Kinh nghiệm cho thấy, giấy tờ kết hôn với người Pháp gồm có những loại giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của người Việt và người Pháp

Với người Việt thì đó là căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Còn đối với người Pháp thì đó là hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Pháp cấp, còn hạn sử dụng và visa hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người Việt cư trú hợp pháp tại Việt Nam để đăng ký kết hôn;

  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân là độc thân

Với người Việt thì đây là Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi thường trú cấp, xác nhận người Việt đang độc thân và dùng để kết hôn với người Pháp tại UBND cấp huyện của Việt Nam.

Còn với người Pháp thì đó là Giấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Pháp.

  • Giấy khám sức khỏe kết hôn của tổ chức y tế có thẩm quyền và có kết luận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn tới mất năng lực hành vi dân sự.
  • Văn bản của đơn vị mà người Việt đang công tác cho phép kết hôn với người Pháp, nếu đang là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm việc trong lực lượng vũ trang.
  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu mới nhất (tải tờ khai đăng ký kết hôn tại đây).

Đây là nội dung mà Anzlaw đã có bài viết rất chi tiết hướng dẫn các bạn chuẩn bị giấy tờ và thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cả hai cơ quan nói trên. Để tránh trùng lặp nội dung thì bài viết này chúng tôi xin không trình bày lại.

Bạn vui lòng tìm hiểu và thực hiện theo hướng dẫn: Thủ tục kết hôn với người Pháp mới nhất.

3. Kết luận về giấy tờ kết hôn với người Pháp

Trên đây, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu một trong những nội dung quan trọng khi kết hôn với người Pháp. Đó là, giấy tờ kết hôn với người Pháp.

Chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Pháp là công việc quan trọng nhất khi kết hôn với người Pháp. Kết quả đăng ký kết hôn với người Pháp có được như ý hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào giấy tờ kết hôn với người Pháp mà cặp đôi đã chuẩn bị. Nếu giấy tờ đúng đủ thì đương nhiên các bạn sẽ có được Giấy chứng nhận kết hôn. Ngược lại, nếu giấy tờ có thiếu sót thì chắc chắn các bạn sẽ phải mất thêm công sức, thời gian để khắc phục và sau đó mới nộp được hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trong thực tế, nếu kết hôn với người Pháp tại Việt Nam thì riêng việc chuẩn bị giấy tờ cho người Pháp sẽ phải mất từ 1 cho tới 3 tháng với nhiều khâu quy trình phức tạp. Và đúng là, nếu không nhận được sự tư vấn chính xác thì cũng rất ít bạn có thể tự thực hiện được việc chuẩn bị giấy tờ đúng, đủ.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn chuẩn bị giấy tờ kết hôn!

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Miễn thị thực cho người nước ngoài ở Việt Nam

Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài