Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất từ những người có kinh nghiệm là nội dung mà bạn có thể tham khảo để việc kết hôn đạt kết quả tốt nhất.
Ngày nay, chính sách phát triển du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho người nước ngoài. Môi trường ổn định, mức chi tiêu rẻ đã khiến người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, du lịch và làm việc ngày một nhiều hơn. Từ đó, quan hệ hôn nhân giữa người Việt và người nước ngoài trở lên phổ biến. Thế nhưng, thủ tục hành chính của Việt Nam lại tương đối phức tạp, đặc biệt nếu có yếu tố nước ngoài lại càng khó khăn hơn.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lao động nhiều nhất thế giới và cũng là quốc gia có số lượng du học sinh thuộc những nước đứng đầu trên thế giới. Trong quá trình sinh sống tại nước sở tại, tất yếu sẽ phát sinh quan hệ yêu thương giữa cặp đôi người Việt – người nước ngoài.
Vậy trong trường hợp này, họ làm thế nào để đăng ký kết hôn?
Thực tiễn cho thấy, để việc kết hôn với người nước ngoài đạt kết quả tốt nhất, các bạn nên tham khảo sự hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất từ những người có kinh nghiệm.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất cho các bạn, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn.
1. Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất sẽ gồm những nội dung sau:
- Hướng dẫn lựa chọn cơ quan đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ để đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền;
- Hướng dẫn ghi chú kết hôn và bảo lãnh định cư.
Dựa trên kết quả nghiên cứu các nội dung nêu trên, chúng ta sẽ có kết luận về hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất.
1.1. Hướng dẫn lựa chọn cơ quan đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Kinh nghiệm cho thấy khi kết hôn với người nước ngoài, bạn có thể lựa chọn đăng ký tại một trong hai cơ quan sau.
- Một là, tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
- Hai là, tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại nước ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Tuy nhiên, cơ quan này không nhiều bạn lựa chọn nên trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin phép không trình bày mà chỉ tập trung vào hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất cho các bạn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam và tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.
Vậy câu hỏi đặt ra là, đăng ký kết hôn tại cơ quan nào là phù hợp?
Việc xác định cơ quan đăng ký kết hôn nào là phù hợp sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh của hai bên nam, nữ, hệ thống pháp luật của quốc gia sẽ đăng ký kết hôn hay thậm chí là chính sách xin visa của từng nước.
Cơ quan đăng ký kết hôn nào là phù hợp?
Theo kinh nghiệm mà Anzlaw có được qua hàng chục năm hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài thì xác định cơ quan đăng ký kết hôn với người nước ngoài như sau:
- Nếu kết hôn với công dân các nước Mỹ, Anh, Châu Âu thì các bạn nên kết hôn tại Việt Nam. Bởi lẽ, việc xin được visa sang các nước này là cực kỳ khó khăn. Bạn sẽ phải chứng minh công việc, tài chính, tài sản và phải trải qua rất nhiều quy trình mới có thể nộp được hồ sơ xin visa. Thậm chí, ngay cả khi đã nộp xong hồ sơ thì cũng không có gì chắc chắn bạn sẽ nhận được visa để đặt chân lên những nước này đăng ký kết hôn.
- Trường hợp kết hôn với công dân các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc thì bạn nên kết hôn tại những nước này. Bởi lẽ, kết hôn tại Hàn Quốc có thể đăng ký kết hôn vắng mặt bạn. Lúc này bạn chỉ cần chuẩn bị chính xác và đầy đủ giấy tờ, sau đó gửi sang cho người Hàn đăng ký kết hôn. Riêng với Trung Quốc thì việc xin visa sang Trung Quốc để kết hôn khá đơn giản, đồng thời việc đăng ký kết hôn cũng diễn ra nhanh chóng và thường có kết quả luôn trong ngày.
- Những trường hợp còn lại thì tùy vào hoàn cảnh của hai bên nam, nữ mà lựa chọn cho phù hợp. Nếu cả hai đang cùng sinh sống tại một quốc gia thì nên kết hôn tại quốc gia đó. Trường hợp mỗi người đang sinh sống tại một quốc gia thì nên kết hôn tại Việt Nam.
Tới đây, bạn đã được hướng dẫn lựa chọn cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Một trong những nội dung của hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất.
1.2. Hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ để đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Sau khi đã xác định được cơ quan đăng ký kết hôn, bạn cần chuẩn bị chính xác và đầy đủ giấy tờ để đăng ký. Việc chuẩn bị những loại giấy tờ gì, xin ở đâu sẽ phụ thuộc vào quy định của mỗi cơ quan đăng ký kết hôn.
1.2.1. Trường hợp kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam
Để chuẩn bị giấy tờ đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam thì các bạn sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Theo đó, hai bên nam, nữ sẽ chuẩn bị những giấy tờ theo quy định tại Điều 10, Khoản 1, Điều 38 Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn thi hành bởi Khoản 3, Điều 2, Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật của mỗi địa phương sẽ có sự khác biệt đôi chút.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, giấy tờ đăng ký kết hôn với người nước ngoài chi tiết như sau:
a) Đối với công dân Việt Nam
- Giấy tờ độc thân theo do cơ quan có thẩm quyền cấp, có mục đích để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam (bản chính);
- Giấy xác nhận cư trú do cơ quan công an cấp (bản sao và bản chính để đối chiếu);
- Giấy tờ tùy thân là căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao và bản chính để đối chiếu);
- Giấy tờ ly hôn, trường hợp trước đó bạn đã kết hôn và ly hôn (bản sao);
- Giấy trích lục khai tử, trường hợp trước đó đã kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết (bản sao);
- Giấy khám sức khỏe kết hôn có khám về tâm thần;
- Văn bản của đơn vị đang công tác cho phép kết hôn với người nước ngoài, áp dụng trong trường hợp người Việt là cán bộ, công chức, viên chức, làm việc trong lực lượng vũ trang;
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu mới nhất ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP (tải tại đây)
Lưu ý:
Ngoài những giấy tờ nói trên, tùy thuộc việc kết hôn với công dân của nước nào mà bạn sẽ phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác nữa.
Khám sức khỏe kết hôn là vấn đề bạn cũng cần phải hết sức chú ý. Không phải cơ sở y tế nào cũng có chức năng khám sức khỏe kết hôn. Khám những nội dung gì để đăng ký kết hôn là điều ngay cả một số cơ sở y tế chưa chắc đã nắm rõ.
b) Người nước ngoài cần chuẩn bị – Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế hợp pháp;
- Thị thực hoặc visa cho phép họ cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
- Giấy tờ độc thân do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có theo đúng mẫu quy định;
- Giấy tờ chứng minh địa chỉ cư trú tại nước ngoài;
- Nếu đã từng kết hôn thì cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ đó đã kết thúc;
- Giấy khám sức khỏe kết hôn chứng minh khả năng nhận thức và làm chủ hành vi;
- Tờ khai đăng ký kết hôn the mẫu mà pháp luật quy định.
Đối với giấy tờ của người nước ngoài phải chuẩn bị đúng theo mẫu do cơ quan của Việt Nam quy định. Bởi lẽ, giấy tờ độc thân có khá nhiều loại, tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể dùng để đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, giấy tờ của người nước ngoài cần sao y, dịch thuật, công chứng, chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự. Thủ tục chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục tương đối phức tạp cho những ai lần đầu thực hiện. Thậm chí, bạn phải xếp hàng từ sáng sớm để chờ tới lượt phục vụ.
Bạn vui lòng tìm hiểu thêm về thủ tục này qua bài viết: Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ.
1.2.2. Kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch
Mỗi quốc gia đều có những quy định riêng, đặc thù về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài, trong đó có giấy tờ để đăng ký kết hôn.
Ví dụ: Bạn đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc sẽ cần phải khám sức khỏe kết hôn nhưng giấy khám sức khỏe kết hôn không phải giấy tờ đăng ký kết hôn theo quy định của Trung Quốc.
Chính vì vậy, tùy thuộc việc bạn kết hôn với công dân của quốc gia nào mà bạn sẽ chuẩn bị giấy tờ cho phù hợp với quy định của quốc gia đó.
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi không thể hướng dẫn bạn chuẩn bị giấy tờ đăng ký kết hôn với công dân của tất cả các quốc gia mà chỉ có thể hướng dẫn bạn cách để chuẩn bị những giấy tờ này như sau:
- Bước 1: Bạn và người nước ngoài nên tới cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để được hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ cần thiết;
- Bước 2: Bạn và người nước ngoài trao đổi thông tin, cùng thống nhất chuẩn bị từng loại giấy tờ;
- Bước 3: Các bạn hoàn thiện chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự để thành bộ hồ sơ đăng ký kết hôn hoàn chỉnh.
Trên đây, bạn đã được hướng dẫn chuẩn bị giấy tờ đăng ký kết hôn. Một trong những nội dung của hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất.
1.3. Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Dù đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hay tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài thì quy trình đăng ký kết hôn là tương đồng, ngoại trừ một số quốc gia cho phép kết hôn vắng mặt người Việt Nam.
Quy trình này sẽ gồm 02 bước như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài;
- Bước 2: Nhận kết quả đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Việc tiếp theo hai bên nam, nữ cần thực hiện sau khi đã có giấy tờ cần thiết là có mặt tại cơ quan có thẩm quyền nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam là UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú, trừ trường hợp kết hôn với người nước ngoài cư trú tiếp giáp với xã biên giới nơi người Việt cư trú. Còn cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch có thể có nhiều tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào từn quốc gia như: Thị trưởng đơn vị hành chính cấp phường tại Nhật Bản, Sở Dân chính cấp thành phố tại Trung Quốc.
Tại đó, hai bạn hoàn thiện tờ khai theo mẫu và nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ không có gì sai sót, bạn sẽ nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ. Còn đối với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì mỗi quốc gia là khác nhau. Kết hôn tại Trung Quốc bạn sẽ nhận kết quả ngay trong ngày nộp hồ sơ, tại Hàn Quốc thì sau khoảng 2 tuần.
Lưu ý khi kết hôn tại Việt Nam là bạn sẽ phải đối mặt với những trở ngại từ chính cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, yêu cầu bạn cung cấp thêm giấy tờ mà pháp luật không quy định, kéo dài thời gian giải quyết là những gì bạn có thể sẽ phải vượt qua. Lúc này, bạn cần nắm thêm những quy định về khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Khi tới ngày nhận kết quả, bắt buộc hai bên nam, nữ phải có mặt để ký và nhận Giấy chứng nhận kết hôn, ngoại trừ một số quốc gia cho phép kết hôn vắng mặt người Việt Nam. Bạn cần kiểm tra kỹ thông tin ghi trong giấy, bao gồm các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giấy tờ tùy thân.
Như vậy, bạn đã có được hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất.
1.4. Hướng dẫn ghi chú kết hôn và bảo lãnh định cư
Ghi chú kết hôn là thủ tục tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cực kỳ quan trọng. Trên thực tế, thuật ngữ “ghi chú kết hôn” còn xa lạ với rất nhiều người.
Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ này khá khó hiểu nhưng bạn có thể hiểu nôm na đó là thủ tục công dân khai báo với cơ quan có thẩm quyền về việc họ đã kết hôn ở nước ngoài.
a) Tại sao lại cần làm thủ tục ghi chú kết hôn?
Rất nhiều bạn khi được Anzlaw tư vấn về thủ tục ghi chú kết hôn thì đều tỏ ra bất ngờ và muốn biết tại sao lại phải ghi chú kết hôn.
Nếu bạn không ghi chú kết hôn thì cơ quan của quốc gia mà bạn có quốc tịch sẽ không thể biết đã kết hôn. Do đó, họ sẽ không có cơ sở để bảo vệ quyền lợi của bạn khi bạn có yêu cầu. Ví dụ: Khi cuộc sống hôn nhân không như mong muốn, bạn muốn ly hôn nhưng Tòa án không thể giải quyết do bạn chưa đăng ký kết hôn…
Về thủ tục ghi chú kết hôn, bạn vui lòng tham khảo qua bài viết “Ghi chú kết hôn là gì?“.
b) Bảo lãnh định cư – hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
Sau cùng, nếu có nhu cầu định cư nước ngoài thì người nước ngoài thực hiện thủ tục bảo lãnh định cư. Thông thường, người nước ngoài sẽ xin các giấy tờ cần thiết rồi gửi về Việt Nam cho người Việt. Việc còn lại của người Việt là hoàn thiện nốt các giấy tờ cần thiết khác rồi tới Sứ quán nước ngoài tại Việt Nam để xin visa định cư.
Ngày nay đất nước chúng ta cũng đã trở thành nơi đang để sống nên trong trường hợp bạn và người nước ngoài muốn sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì bạn bảo lãnh xin miễn thị thực hoặc thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
Về miễn thị thực thì bạn vui lòng xem tại bài viết thủ tục xin miễn thị thực Việt Nam.
Tới đây, bạn đã được hướng dẫn ghi chú kết hôn và bảo lãnh định cư. Một trong những nội dung của hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất.
2. Kết luận hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất
Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì Anzlaw đã hướng dẫn bạn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất.
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài là thủ tục cực kỳ phức tạp. Trên thực tế thì nếu không được tư vấn rất khó bạn có thể thực hiện được thủ tục này mà không gặp vướng mắc.
Tốt nhất, nếu không am hiểu hoặc không tự tin thì bạn nên tìm tới đơn vị uy tín để được trợ giúp làm tốt ngay từ những bước đầu tiên. Tránh trường hợp giấy tờ đã sai mới tìm tới chuyên gia thì việc khắc phục sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Rất nhiều cặp đôi đã chuẩn bị giấy tờ nhưng cuối cùng lại không thể đăng ký kết hôn vì có thiếu sót và lại quay sang sử dụng dịch vụ.
Tất nhiên, khi đã bị cơ quan có thẩm quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ thì xử lý những vấn đề đó là rất khó khăn.
Rất vui được hướng dân đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất cho bạn. Rất mong được đồng hành và hướng dẫn bạn kết hôn với người nước ngoài!
Xem thêm: Giải đáp quy định về kết hôn với người nước ngoài