Làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam?

0
1850

Làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam là câu hỏi được khá nhiều người xin nhập quốc tịch tìm hiểu. 

Khi đất nước mở cửa để thu hút đầu tư từ nước ngoài đã kéo theo làn sóng hàng ngàn người nước ngoài vào Việt Nam. Có người nước ngoài vào Việt Nam để đầu tư, có người vào để làm việc, thậm chí có người vào để học tập. Lẽ tất nhiên, những người nước ngoài này đã cư trú tại Việt Nam trong một khoảng thời gian khá dài, không ít người đã thường trú tại Việt Nam cả chục năm.

Khi người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam nhiều hơn thì quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài cũng trở lên phổ biến. Sau khi kết hôn, người Việt sẽ bảo lãnh cho người nước ngoài và con của họ định cư tại Việt Nam. Và không ít đứa trẻ, mặc dù có quốc tịch nước ngoài nhưng lại học tập tại Việt Nam từ nhỏ.

Ngoài ra, quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đất nước nhận được không ít sự đóng góp của người nước ngoài mà những đóng góp này được Đảng và Nhà nước ghi nhận và khen thưởng.

Nay những đối tượng này muốn nhập quốc tịch Việt Nam để được hưởng ưu đãi mà pháp luật Việt Nam chỉ dành cho công dân của mình thì phải làm như thế nào?

1. Làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam?

Tất nhiên rằng, muốn có quốc tịch Việt Nam thì người xin quốc tịch phải có đơn đề nghị và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Thế nhưng, trước khi tìm hiểu về hồ sơ và cơ quan có thẩm quyền thì người xin nhập quốc tịch cần nghiên cứu về các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.

Bởi lẽ, dù chỉ là quốc gia đang phát triển nhưng dân số Việt Nam lại rất đông. Thế nên, pháp luật Việt Nam sẽ có xu hướng không mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài. Vì thế, những điều kiện về nhập quốc tịch Việt Nam cũng sẽ trở lên khó khăn hơn.

1.1. Tìm hiểu điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Pháp luật Việt Nam đặt ra khá nhiều điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài. Có những điều kiện đơn giản như thời gian thường trú tại Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam nhưng cũng có điều kiện phức tạp như khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt, năng lực tài chính. Đặc biệt, có một điều kiện tiên quyết và khiến không ít người nước ngoài phải đắn đo và cuối cùng là từ bỏ ý định, đó là người nước ngoài phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ một số trường hợp ngoại lệ được Chủ tịch nước cho phép.

Kinh nghiệm cho thấy, rất ít người nước ngoài chấp nhận thôi quốc tịch của họ khi nhập quốc tịch Việt Nam. Điều này cho thấy, quy định này dường như nhằm hạn chế người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam. Bởi lẽ, quy định này đi ngược lại xu hướng chung của các nước trên thế giới là cho phép công dân mang nhiều quốc tịch. Thế nhưng, ở khía cạnh xã hội thì quy định này lại rất phù hợp với điều kiện về dân cư đã quá đông của Việt Nam. Chúng ta chỉ nên cho người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam khi họ thật sự có đóng góp cho đất nước Việt Nam.

Về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, ban vui lòng xem thêm qua bài viết Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.

Khi đã xác định được chính xác điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, người xin nhập quốc tịch cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

Làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam?
Làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam?

1.2. Chuẩn bị hồ sơ xin nhập quốc tịch – Làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam?

Về nguyên tắc, cứ điều kiện nhập quốc tịch nào thì người xin nhập quốc tịch phải cung cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh cho điều kiện đó. Đối tượng nào được miễn điều kiện về thời gian thường trú, khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt, năng lực tài chình thì tương ứng không cần chứng minh điều kiện đó.

Về cơ bản, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam không có quá nhiều giấy tờ phức tạp. Duy nhất, chỉ có Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp là người xin nhập quốc tịch phải lưu ý. Giấy tờ này không những phải đảm bảo về nội dung còn phải hợp pháp về hình thức. Hợp pháp về hình thức là hợp lệ về biểu mẫu mà pháp luật quy định, đồng thời phải được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự bởi cơ quan có thẩm quyền của cả hai quốc gia, trừ trường hợp được miễn.

Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục khá phức tạp cho những ai lần đầu thực hiện. Ngoài việc phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ thì người thực hiện thủ tục này có thể phải có mặt từ 2 hoặc 3h sáng để chờ nộp hồ sơ.

Bạn vui lòng tìm hiểu thêm về thủ tục này tại đây.

1.3. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Khi đã hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, người xin nhập quốc tịch có mặt tại cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ. Nếu đang cư trú tại Việt Nam, người xin nhập quốc tịch nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú, trường hợp đang cư trú tại nước ngoài thì nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia đang cư trú.

Tại cơ quan này, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra giấy tờ. Giấy tờ có sai sót thì người xin nhập quốc tịch sẽ được thông báo để sửa đổi, bổ sung. Trường hợp giấy tờ đúng, đủ thì người xin nhập quốc tịch sẽ nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

1.4. Thôi quốc tịch nước ngoài

Quá trình giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam sẽ được Bộ Tư pháp kiểm tra lần cuối  cùng, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Khi kiểm tra hồ sơ, nếu thấy người xin nhập quốc tịch đạt đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì sẽ thông báo bằng văn bản đề người xin nhập quốc tịch thực hiện thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.

Ngay khi nhận được thông báo này, người xin nhập quốc tịch cần khẩn trương làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài. Thủ tục này khó hay dễ theo quy định của từng quốc gia nhưng nhìn chung đều sẽ kéo dài.

1.5. Nộp giấy tờ thôi quốc tịch nước ngoài

Khi nhận được quyết định thôi quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch khẩn trương nôp cho Bộ Tư pháp Việt Nam. Sau đó, người xin nhập quốc tịch tiếp tục làm việc, học tập và chờ đợi kết quả giải quyết xin nhập tịch.

Kết quả xin nhập quốc tịch Việt Nam là Quyết định cho phép nhập quốc tịch do Chủ tịch nước ký.

Thông thường, kết quả sẽ được trả sau khoảng từ 04 cho tới 06 tháng.

2. Kết luận làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu những quy định của pháp luật và giải đáp cho câu hỏi làm thế nào để nhập quốc tịch Việt Nam.

Nhập quốc tịch Việt Nam cũng là một trong những thủ tục hành chính tương đối phức tạp, mà nếu không nhận được sự hỗ trợ thì các bạn sẽ rất khó để tự mình thực hiện.

Rất mong được đồng hành cùng bạn!

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất