Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào?

0
127

Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào là nội dung câu hỏi được nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu khi có ý định kết hôn với người Nhật Bản.

Trong nhiều bài viết trước đây về kết hôn với người có quốc tịch Nhật Bản, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và làm rõ cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản gồm những cơ quan sau:

  • UBND cấp huyện, nơi người Việt đang cư trú tại Việt Nam;
  • Cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tại Nhật Bản;
  • Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài.

Trong thực tiễn, kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam thường áp dụng cho trường hợp cả hai đang cùng cư trú tại Việt Nam. Các trường hợp còn lại thì các bạn hay lựa chọn đăng ký kết hôn tại Nhật Bản. Bởi lẽ, pháp luật Nhật Bản cho phép đăng ký kết hôn vắng mặt người Việt nên các bạn chỉ cần chuẩn bị giấy tờ và gửi sang Nhật Bản mà không cần phải có mặt tại Nhật Bản.

Vậy kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào?

Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào?
Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào?

1. Giải đáp kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, để kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam, các bạn sẽ làm những công việc sau:

  • Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản;
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam;
  • Thực hiện quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.

1.1. Xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Khoản 1, Điều 37, Luật Hộ tịch 2014 có quy định về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như sau:


“Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

…”


Như vậy, UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam. Nơi cư trú là nơi người Việt thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi đang sinh sống.

Nếu có đăng ký tạm trú, cặp đôi người Việt và người Nhật Bản có thể đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi người Việt đang tạm trú.

Tới đây, bạn đã biết tìm hiểu một trong quan trọng khi tìm hiểu kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào, đó là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.

1.2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Khi đã xác định được cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, cặp đôi sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.

Theo đó, cặp đôi sẽ dựa trên quy định tại Điều 10, Khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành, được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 2, Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP để chuẩn bị giấy tờ. Ngoài ra, cặp đôi có thể tham khảo thêm kinh nghiệm áp dụng thực tiễn tại địa phương.

Thực tiễn, cặp đôi chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam sẽ gồm những loại giấy tờ sau:

a) Người Việt Nam phải chuẩn bị

  • Căn cước công dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là độc thân, dùng để đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam, còn hạn sử dụng;
  • Giấy tờ ly hôn/Giấy trích lục khai tử, nếu đã từng kết hôn;
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam;
  • Văn bản của đơn vị đang công tác cho phép kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam, nếu người Việt đang là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm việc trong lực lượng vũ trang;
  • Tờ khai đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam theo mẫu mới nhất (tải tờ khai tại đây).

b) Người Nhật Bản phải chuẩn bị

  • Hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp, còn hạn sử dụng;
  • Visa hoặc giấy tờ cho phép người Nhật Bản cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
  • Giấy xác nhận độc thân do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp, còn hạn sử dụng, dùng để đăng ký kết hôn với người Việt Nam tại Việt Nam;
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn tại Việt Nam;
  • Giấy tờ chứng minh địa chỉ cư trú tại Nhật Bản;

Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp phải được chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn.

Ngoài ra, giấy tờ bằng tiếng Nhật Bản phải được dịch thuật sang tiếng Việt, có công chứng hoặc chứng thực bản dịch.

Chuẩn bị hồ sơ | Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào?
Chuẩn bị hồ sơ | Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào?

1.3. Thực hiện quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Khi đã có trong tay đầy đủ hồ sơ đăng ký kết hôn, cặp đôi sẽ chuyển sang thực hiện quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.

Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng và người nước ngoài nói chung được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành, được hướng dẫn bởi Điều 31, 32, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Theo đó, dưới góc độ là người đi đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam, các bạn sẽ thực hiện quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Theo quy định của pháp luật thì một trong hai bên nam, nữ hoặc cả hai cùng có mặt tại UBND cấp huyện, nơi người Việt đang cư trú để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản.

Cặp đôi sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ cho chuyên viên lĩnh vực tư pháp – hộ tịch. Chuyên viên sẽ kiểm tra hồ sơ mà cặp đôi đã nộp. Trường hợp hồ sơ đúng và đủ thì tiếp nhận và hẹn trả kết quả. Ngược lại, nếu hồ sơ có thiếu sót thì thông báo để người đi đăng ký kết hôn hoàn thiện lại.

Đôi lúc và đôi chỗ vẫn có thể có tình trạng cán bộ gây khó khăn cho cặp đôi khi thực hiện đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam. Đây vẫn là bất cập của nền hành chính công của Việt Nam.

  • Bước 2: Nhận kết quả đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam là 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Theo lịch hẹn trả kết quả, cặp đôi sẽ phải có mặt để ký và nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

Tới đây, các bạn đã rõ toàn bộ những nội dung của đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào.

2. Kết luận kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào

Theo nhận xét và đánh giá của nhiều cặp đôi, so với thủ tục kết hôn tại Nhật Bản thì thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam được đánh giá là phức tạp hơn. Bởi lẽ, người Nhật Bản sẽ phải sang Việt Nam nhiều lần để chuẩn bị hố sơ đăng ký kết hôn, nhận kết quả đăng ký kết hôn hoặc sang Việt Nam một lần nhưng trong thời gian khoảng 1 tháng.

Ngoài ra, thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu các quy định của pháp luật, các giấy tờ do cơ quan của Nhật Bản cấp. Thế nhưng, đa số cặp đôi lại là lần đầu thực hiện nên gặp không ít khó khăn khi tìm hiểu để chuẩn bị giấy tờ.

Kinh nghiệm là nếu không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại thì cặp đôi nên sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín để được trợ giúp.

Tin rằng, hơn chục năm trong lĩnh vực, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất, cũng như xin visa định cư Nhật Bản đúng như mong muốn.

Rất vui được giải đáp kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như thế nào cho bạn!

Xem thêm: Kinh nghiệm kết hôn với người Nhật Bản

Video hướng dẫn Kết hôn với người Nhật Bản