Kết hôn tại Trung Quốc có phải đăng ký tại Việt Nam không?

0
537

Kết hôn tại Trung Quốc có phải đăng ký tại Việt Nam không là câu hỏi được nhiều bạn đang có ý định kết hôn với người Trung Quốc tại Trung Quốc.

Trong nhiều bài viết trước đây về kết hôn với người Trung Quốc, chúng tôi đã chỉ ra rằng cặp đôi có thể lựa chọn đăng ký kết hôn tại:

  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
  • Cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc tại Trung Quốc.

Để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc tại Trung Quốc thì cặp đôi sẽ thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ xin visa kết hôn S2 tại Trung tâm visa Trung Quốc;
  • Bước 3: Nhận kết quả xin visa;
  • Bước 4: Nhập cảnh vào Trung Quốc để đăng ký kết hôn.

Thế nhưng, kết hôn giữa người Việt và người Trung là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nên đòi hỏi phải được pháp luật cả hai nước công nhận.

Do đó, nhiều bạn thường đặt một số câu hỏi:

  • Nếu chỉ kết hôn tại Trung Quốc thì liệu rằng Việt Nam có công nhận hay không?
  • Kết hôn tại Trung Quốc có phải đăng ký tại Việt Nam không?

Chúng ta sẽ cùng giải đáp những nội dung đó qua bài viết này.

1. Giải đáp kết hôn tại Trung Quốc có phải đăng ký tại Việt Nam không

1.1. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hộ tịch 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
  • Thông tư 15/2020/TT-BTP.
Kết hôn tại Trung Quốc có phải đăng ký tại Việt Nam không?
Kết hôn tại Trung Quốc có phải đăng ký tại Việt Nam không?

1.2. Nội dung giải đáp

Kết hôn tại Trung Quốc có phải đăng ký tại Việt Nam không được pháp luật về hộ tịch dự liệu và có quy định tại các Điều 3, Điều 50 Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Mục II, Mục III, chương IV, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Theo đó, khi đã đăng ký kết hôn tại Trung Quốc thì công dân KHÔNG đăng ký kết hôn tại Việt Nam mà thực hiện thủ tục ghi vào sổ hô tịch việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Nôm na, mọi người hay gọi thủ tục này là ghi chú kết hôn.

Mục đích của thủ tục này là để pháp luật Việt Nam biết và công nhận quan hệ hôn nhân của nam, nữ người Việt và người Trung đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc tại Trung Quốc.

1.3. Thủ tục ghi chú kết hôn

a) Giấy tờ cần chuẩn bị

Kinh nghiệm thực tiễn, để ghi chú kết hôn tại Việt Nam, người có đề nghị cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai ghi chú kết hôn theo mẫu;
  • Bản sao căn cước công dân/hộ chiếu của người Việt;
  • Bản sao Sổ kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp.

Lưu ý:

  • Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự

Bản sao Sổ kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự.

Chi tiết về thủ tục này, mời bạn xem tại đây.

  • Dịch thuật giấy tờ bằng tiếng Trung

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp cần được dịch thuật sang tiếng Việt, có công chứng/chứng thực chữ ký.

b) Quy trình thực hiện

Người đề nghị ghi chú kết hôn sẽ thực hiện theo các bước sau:

  • Nộp hồ sơ đề nghị ghi chú kết hôn

Người có đề nghị sẽ tới UBND nơi thường trú hoặc tạm trú để nộp hồ sơ. Công chức tư pháp – hộ tịch sẽ kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đúng và đủ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả, giao cho người đề nghị. Nếu hồ sơ có thiếu sót thì thông báo để người đề nghị hoàn thiện lại.

  • Nhận kết quả

Tới lịch trả kết quả, người có đề nghị sẽ tới nhận kết quả ghi chú kết hôn. Kết quả thủ tục ghi chú kết hôn là bản trích lục kết hôn.

Lưu ý: Việc kết hôn tại Trung Quốc phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam thì mới được ghi chú kết hôn.

2. Kết luận kết hôn tại Trung Quốc có phải đăng ký tại Việt Nam không

Như vậy, chúng ta đã giải đáp xong câu hỏi kết hôn tại Trung Quốc có phải đăng ký tại Việt Nam không.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Kết hôn tại Trung Quốc sẽ KHÔNG đăng ký tại Việt Nam. Thay vào đó, các bạn sẽ thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn. Thủ tục này nhằm để pháp luật Việt Nam công nhận quan hệ hôn nhân của hai bên nam, nữ.

So với thủ tục kết hôn thì thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam đơn giản hơn rất nhiều. Giấy tờ cần chuẩn bị rất đơn giản và đặc biệt không cần phải cả hai bên nam, nữ cùng có mặt khi thực hiện.

Rất mong được đồng hành cùng bạn!

Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Trung Quốc