Visa lưu trú ngắn hạn theo diện vợ chồng Nhật Bản là một loại visa rất đặc thù phù hợp cho những bạn kết hôn với người Nhật nhưng lại không muốn sang Nhật định cư.
Phải nói rằng, phần lớn các bạn kết hôn với người Nhật Bản thì đều mong muốn được sang Nhật Bản định cư. Quy trình cho những trường hợp này sẽ như sau:
- Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Nhật Bản;
- Ghi chú kết hôn tại cơ quan còn lại;
- Người Nhật chuẩn bị giấy tờ và xin tư cách cư trú cho người Việt;
- Người Việt nộp hồ sơ xin visa sang Nhật đoàn tụ và gia hạn thành visa định cư Nhật Bản.
Tuy nhiên, ngày nay Việt Nam cũng trở thành nơi đáng để sống. Vì vậy, không ít cặp đôi lại quyết định ở lại Việt Nam cư trú. Ngoài ra, cũng có thể vì lý do công tác của người Nhật tại Việt Nam mà cặp đôi chưa về Nhật Bản cư trú.
Vậy trong trường hợp này thì người Việt cần xin visa gì để có thể thường xuyên đi lại giữa Việt Nam và Nhật Bản mà không định cư tại Nhật Bản?
Câu trả lời cho câu hỏi trên chính là visa lưu trú ngắn hạn theo diện vợ chồng Nhật Bản.
1. Visa lưu trú ngắn hạn theo diện vợ chồng Nhật Bản
1.1. Đặc điểm của Visa lưu trú ngắn hạn theo diện vợ chồng Nhật Bản
Visa lưu trú ngắn hạn này được cấp cho người đã kết hôn với người Nhật Bản để có thể đến Nhật đoàn tụ cùng gia đình.
Tuy nhiên visa lưu trú này chỉ cho phép hôn phu/hôn thê của người Nhật cư trú ngắn hạn ở Nhật Bản, không quá 90 ngày.
Visa lưu trú ngắn hạn trên nguyên tắc không được chuyển đổi tư cách lưu trú dài hạn. Do đó, nếu muốn xin visa định cư với vợ/chồng tại Nhật Bản thì đương sự phải xin giấy tư cách lưu trú và nộp giấy tờ lưu trú này trước khi xin visa.
1.2. Hồ sơ xin cấp visa ngắn hạn cho vợ/chồng người Nhật
- 01 Tờ khai xin cấp visa
Tờ khai xin visa phải ghi rõ ngày xin visa và phải có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu. Tờ khai chỉ có thể điền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.
- Bản gốc hộ chiếu còn thời hạn
Hộ chiếu phổ thông đọc bằng máy theo tiêu chuẩn ICAO hoặc hộ chiếu điện tử IC.
- 01 ảnh kích thước 45mm x 45mm
Ảnh phải được chụp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Thư mời của người Nhật Bản hoặc thân nhân của người Nhật
Thư mời phải ghi rõ địa chỉ, họ tên, số điện thoại và sau tên phải có dấu đóng của người mời và nêu rõ lý do mời, thời gian mời, ai là người chi trả chi phí của người Việt trong thời gian mời.
- Chương trình lưu trú tại Nhật
Toàn bộ chương trình lưu trú tại Nhật Bản phải được dự kiến, ghi lại thành văn bản. Chương trình lưu trú phải ghi từng ngày. tuy nhiên, nếu các hoạt động liên tục giống nhau có thể ghi gộp theo dạng: từ ngày…tháng…năm…đến… ngày … tháng… năm…
- Hồ sơ chứng minh thu nhập của vợ/chồng là người Nhật (Người Bảo lãnh):
– Giấy tờ thuế (có ghi đầy đủ, rõ thu nhập của người bảo lãnh);
– Giấy chứng nhận tiền gửi tiết kiệm (đối với trường hợp người bảo lãnh không đi làm hoặc đang hưởng lương hưu);
– Tờ khai nộp thuế (bắt buộc phải có dấu của cơ quan thuế tại Nhật Bản);
– Giấy chứng nhận thu nhập của người bảo lãnh (xin tại cơ quan hành chính của Nhật Bản).
- Giấy tờ cư trú của người bảo lãnh tại Nhật Bản
Đây là giấy tờ tương đương với sổ hộ khẩu của Việt Nam hoặc có thể xin xác nhận của chính quyền nơi người Nhật đang cư trú.
- Hồ sơ chứng nhận quan hệ hôn nhân giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do Chính phủ Việt Nam cấp;
– Hộ khẩu gia đình của vợ/chồng là người Nhật.
- Bản photo hộ chiếu của vợ/chồng là người Nhật
- Đối với trường hợp người Nhật đang làm việc tại Việt Nam muốn bảo lãnh vợ sang Nhật cần các giấy tờ sau:
– Giấy xác nhận vé máy bay khứ hồi của hai người;
– Bản sao giấy tờ chứng minh người Nhật đang sinh sống/làm việc tại Việt Nam: Giấy phép lao động, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực…
– Giấy bảo lãnh, giấy chứng nhận thu nhập, giấy cư trú sẽ được miễn trong trường hợp này.
Ngoài những giấy tờ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Lãnh sự quán Nhật sẽ yêu cầu xuất trình thêm một số giấy tờ khác. Trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.3
1.3. Trình tự thực hiện xin visa
Người xin visa sẽ có mặt tại một trong những cơ quan dưới đây để nộp hồ sơ.
– Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội;
– Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồ Chí Minh;
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán) – Buổi sáng : từ 8h30 đến 11h30
Thời gian trả kết quả Visa: Tất cả các ngày trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ những ngày nghỉ lễ của Sứ Quán) – Buổi chiều : từ 13h30 đến 16h45.
Khi có mặt tại cơ quan này, người xin visa xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ cho chuyên viên. Chuyên viên sẽ kiểm tra hồ sơ của người xin visa và kịp thời thông báo để người xin visa bổ sung, sửa chữa những giấy tờ còn thiếu sót. Nếu tất cả giấy tờ đã chính xác, chuyên viên sẽ viết phiếu hẹn trả kết quả cho người xin visa.
Thời hạn giải quyết việc cấp visa lưu trú ngắn hạn theo diện vợ chồng Nhật Bản là 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn cấp visa có thể kéo dài hơn 05 ngày làm việc nói trên.
2. Kết luận của Anzlaw về visa lưu trú ngắn hạn theo diện vợ chồng Nhật Bản
Như vậy, Anzlaw đã hướng dẫn các bạn xin visa lưu trú ngắn hạn theo diện vợ chồng Nhật Bản.
Các bạn có thấy tính chất đặc biệt của loại visa này không?
Xin visa này không quá khó để thực hiện nhưng nếu vẫn không tự tin có thể tự thực hiện thì bạn có thể liên hệ với đơn vị uy tín để được trợ giúp. Tin rằng, với kinh nghiệm hơn chục năm làm công tác tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người Nhật và bảo lãnh định cư, Anzlaw tự tin hỗ trợ bạn đạt kết quả tốt nhất.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Anzlaw để được tư vấn miễn phí. Trân trọng cảm ơn!
Xem thêm: Kinh nghiệm kết hôn với người Nhật Bản