Người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam là nội dung câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm, tìm hiểu.
Như các bạn đều biết, ngoài xin visa sang nước ngoài để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì cặp đôi người Việt Nam và người nước ngoài còn có thể đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện, nơi người Việt Nam đang cư trú.
Đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại UBND cấp huyện của Việt Nam phù hợp trong trường hợp cả hai bên nam, nữ đang sinh sống tại Việt Nam hoặc kết hôn với người nước ngoài là công dân của những quốc gia có chính sách visa khắt khe như: Kết hôn với người Anh, người Mỹ.
Nếu kết hôn tại Việt Nam mà người nước ngoài đang sinh sống tại nước ngoài thì đương nhiên người nước ngoài sẽ phải xin visa để nhập cảnh vào Việt Nam cho mục đích kết hôn.
Vậy câu hỏi đặt ra là người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam?
Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và làm rõ câu trả lời cho câu hỏi nêu trên.
1. Giải đáp người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam
Để hiểu rõ hơn về người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung sau:
- Quy định của pháp luật về người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam;
- Thực tiễn người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam.
1.1. Quy định của pháp luật về người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam
Để nắm rõ quy định của pháp luật về người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần những loại giấy tờ gì và những loại visa mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ cấp cho người nước ngoài.
- Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài được quy định tại Khoản 1 Điều 38, Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành. Chi tiết như sau:
“Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn
1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
…”
Như vậy, pháp luật về hộ tịch quy định thành phần hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài chỉ quy định có bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người nước ngoài chứ không quy định loại visa mà người nước ngoài phải có khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
- Quy định của pháp luật về visa cấp cho người nước ngoài
Điều 8, Luật Nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 đang có hiệu lực thi hành quy định 20 loại visa cho người nước ngoài như sau:
“Điều 8. Ký hiệu thị thực
1. NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
2. NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịchỦy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
4. NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
5. LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ,Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6. LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
7. ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.Bổ sung
8. DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.Bổ sung
9. NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
10. NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, vănhóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
11. NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, vănhóavà tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
12. DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
13. HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
14. PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
15. PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
16. LĐ – Cấp cho người vào lao động.Bổ sung
17. DL – Cấp cho người vào du lịch.
18. TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
19. VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
20. SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tạiBổ sungkhoản 3 Điều 17 của Luậtnày.”
Như vậy, trong 20 loại thị thực (visa) mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người nước ngoài cũng không có visa với mục đích nhập cảnh vào Việt Nam để đăng ký kết hôn với người Việt Nam.
1.2. Thực tiễn người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam
Trong thực tiễn, người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam bằng bất kỳ loại thị thực (visa) nào thì đều có thể sử dụng để đăng ký kết hôn với người Việt Nam.
Đây là điểm đặc thù trong chính sách visa của Việt Nam. Trong khi hầu hết các quốc gia đều có visa cấp cho người nước ngoài để nhập cảnh vào quốc gia đó đăng ký kết hôn thì Việt Nam lại không có visa chuyên biệt cho mục đích đăng ký kết hôn. Chính vì vậy, người nước ngoài có thể sử dụng visa du lịch, lao động… để nhập cảnh vào Việt Nam là có thể đăng ký kết hôn với người Việt Nam mà không gặp vướng mắc.
Lưu ý: Do thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam kéo dài tới 15 ngày làm việc, chưa tính thời gian cặp đôi hoàn thiện hồ sơ nên người nước ngoài nên xin loại visa có thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 30 ngày.
2. Kết luận
Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu và làm rõ câu trả lời cho câu hỏi người nước ngoài xin visa loại gì để kết hôn tại Việt Nam.
Theo đó, người nước ngoài có thể sử dụng bất kỳ loại visa nào thì đều có thể đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Kinhg nghiẹm thực tiễn thì người nước ngoài nên sử dụng visa du lịch có thời hạn cư trú tại Việt Nam ít nhất 30 ngày để đăng ký kết hôn là phù hợp.
Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn xin visa cho người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam và hỗ trợ làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.
Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài