Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

0
2122

Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam là một trong những thủ tục hành chính về hộ tịch nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhiều bạn.

Điều đó giải thích lý do vì sao từ khóa thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam luôn là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên các website tìm kiếm thông tin. Đó cũng chính là lý do mà Anzlaw với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam muốn giới thiệu tới các bạn bài viết này.

Pháp luật Việt Nam có quy định khá cụ thể về thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực pháp lý là một lĩnh vực tương đối khó. Chính vì vậy, để có thể kết hôn với người Nhật tại Việt Nam là điều không hề dễ dàng. Việc này đòi hỏi người thực hiện phải có hiểu biết về pháp luật, đồng thời am hiểu các thủ tục hành chính. Do đó, nếu muốn tự mình thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam, các bạn cần tìm hiểu kĩ giấy tờ cần chuẩn bị và trình tự thực hiện.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam?

1. Tư vấn kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Kết hôn với người nước ngoài là lĩnh vực tương đối khó. Chính vì vậy nên không phải ai cũng am hiểu. Kết hôn với người Nhật là một trong số đó. Nếu không phải là người có kinh nghiệm thực tiễn thì rất khó để tư vấn chính xác về thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam. Ngoài ra, những quy định của pháp luật luôn có sự thay đổi, do đó nếu không thường xuyên cập nhật thì khó có thể cung cấp thông tin chính xác cho người cần tư vấn. Chính vì vậy, bạn có thể bị mơ hồ khi nghe tư vấn từ nhiều đơn vị là điều dễ hiểu.

Anzlaw sẽ tư vấn chính xác nhất cho bạn về thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.

Để hiểu rõ hơn về kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nội dung chính sau:

  • Giấy tờ cần chuẩn bị kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam;
  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam;
  • Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam;
  • Làm gì để kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân | Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân | Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

1.1. Giấy tờ cần chuẩn bị kết hôn với người Nhật Bản ở Việt Nam

Để có thể dễ dàng thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật tại Việt Nam thì viêc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ là vô cùng quan trọng. Phần lớn kết quả đăng kí kết hôn phụ thuộc và sự chính xác và đầy đủ của giấy tờ. Đối với mỗi trường hợp khác nhau, có thể sẽ phải chuẩn bị những loại giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên những loại giấy tờ dưới đây là giấy tờ cơ bản nhất mà các bạn cần chuẩn bị.

Để hiểu rõ hơn về giấy tờ cần chuẩn bị kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam, chúng ta sẽ tìm hiểu các nội dung sau:

  • Quy định của pháp luật về giấy tờ cần chuẩn bị kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam;
  • Thực tiễn chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.

a) Quy định của pháp luật về giấy tờ cần chuẩn bị kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Điều 10, Khoản 1, Điều 38, Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 30, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ cần chuẩn bị kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng và người nước ngoài nói chung như sau:


Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”


b) Kinh nghiệm chuẩn bị giấy tờ kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

 

Kinh nghiệm cho thấy, hồ sơ kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam gồm có:

  • Đối với công dân Việt Nam

– Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao);

– Sổ hộ khẩu (bản sao);

– Giấy khám sức khỏe kết hôn;

– Giấy xác nhận tình trạng độc thân;

– Quyết định ly hôn hoặc bản án ly hôn (trường hợp đã kết hôn và ly hôn);

– Giấy trích lục khai tử (trường hợp đã kết hôn nhưng vợ/chồng đã chết)

– Ảnh 4×6 nền trắng, áo tối màu;

– Văn bản của cơ quan, đơn vị đang công tác cho phép kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam, nếu đang là cán bộ, công chức, viên chức hoặc làm việc trong lực lượng công an, quân đội;

– Tờ khai đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam theo mẫu.

  • Đối với công dân Nhật Bản

– Giấy tờ đủ điều kiện kết hôn của người Nhật;

– Thị thực hoặc giấy tờ cho phép người Nhật cư trú hợp pháp tại Việt Nam (bản sao);

– Giấy tờ hộ tịch của người Nhật;

– Giấy khám sức khỏe kết hôn;

– Hộ chiếu;

– Ảnh 4×6 nền trắng, áo tối màu.

  • Lưu ý:

– Chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự

Giấy tờ của người Nhật Bản cần sao y, dịch thuật, công chứng, chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Nhật Bản.

– Giấy khám sức khỏe kết hôn

Hiện tại, pháp luật không có quy định cụ thể các bạn phải khám tại bệnh viện, trung tâm nào mà chỉ có quy định chung đó là tổ chức y tế có thẩm quyền.

Kinh nghiệm cho thấy, tốt nhất bạn nên khám tại bệnh viện hoặc trung tâm có kết luận rõ ràng đủ hoặc không đủ sức khỏe kết hôn.

Giấy khám sức khỏe kết hôn, bạn vui lòng tham khảo qua bài viết: Khám sức khỏe khi kết hôn với người nước ngoài.

Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam
Kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

1.2. Cơ quan đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Trước đây, để có thể đăng kí kết hôn với người nước ngoài, các bạn nộp hồ sơ đăng kí kết hôn tại Sở Tư pháp cấp tỉnh hoặc tương đương nơi người Việt có cư trú.

Tuy nhiên, sau khi Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực thì thủ tục này được chuyển xuống dưới cho UBND cấp huyện, nơi cư trú của công dân Việt Nam. Trong đó, Phòng Tư pháp cấp huyện là cơ quan tham mưu, trực tiếp thụ lý và giải quyết.

Bạn lưu ý rằng, nơi cư trú là nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống. Bạn có thể kết hôn tại UBND nơi thường trú hoặc nơi tạm trú hoặc nơi đang sinh sống.

Tuy nhiên, với đặc thù của nền hành chính Việt Nam còn nhiều bất cập thì thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật tại Việt Nam không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Nhũng nhiễu, hách dịch, gây khó dễ là những tiêu cực đến từ cán bộ, công chức tư pháp hộ tịch. Nếu không phải người am hiểu những quy trình thủ tục đăng kí kết hôn thì các bạn có thể sẽ gặp những khó khăn, bất lợi khiến việc đăng kí trở lên phức tạp.

1.3. Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như sau:

  • Bước 1: Một trong hai bên hoặc cả hai cùng có mặt để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn

Bước này, cả hai hoặc một trong hai sẽ mang theo hồ sơ đăng ký kết hôn, giấy tờ tùy thân và có mặt tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính (một cửa). Tại cơ quan này, cả hai sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ cho công chức tư pháp – hộ tịch.

Nếu hồ sơ có thiếu sót thì công chức này sẽ thông báo để cặp đôi hoàn thiện. Ngược lại, nếu hồ sơ đúng, đủ thì tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

  • Bước 2: Có mặt để ký nhận Giấy chứng nhận kết hôn

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, trường hợp không có sai sót, các bạn sẽ nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Thời hạn giải quyết và trả kết quả là 15 ngày làm việc. Trường hợp cần xác minh thì thời gian xác minh không được tính vào thời gian giải quyết. Tới ngày trả kết quả, hai bạn có mặt để kí và nhận Giấy chứng nhận kết hôn.

Tới đây, bạn đã hoàn thành thủ tục đăng kí kết hôn với người Nhật Bản tại Viêt Nam.

2. Làm gì để kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất

Trên đây, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.

Thủ tục kết hôn với người Nhật tại Việt Nam được Anzlaw đánh giá là một trong những thủ tục đăng kí hộ tịch tương đối khó. Bởi lẽ nếu có sai sót về giấy tờ, các bạn sẽ phải đi lại nhiều lần. Ngoài ra, trong quá trình nộp hồ sơ có thể các bạn sẽ gặp những trở ngại từ phía cơ quan đăng kí kết hôn.

Việc này có thể khiến các bạn không nhận được kết quả mong muốn. Đôi khi, để có thể chuẩn bị được bộ hồ sơ đăng kí kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam thì ngay cả những người có kiến thức về pháp luật còn có thể gặp những vướng mắc nhất định.

Làm gì để kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất?

Để kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam đạt kết quả tốt nhất, bạn cần làm tốt những việc sau:

– Chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ mà pháp luật quy định;

– Thực hiện đúng quy trình đăng ký kết hôn;

– Sử dụng dịch vụ của đơn vị uy tín.

Trong trường hợp vì những lý do khác nhau, các bạn không muốn tự mình kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam hoặc cần lấy kết quả đăng ký kết hôn sớm thì nên dùng dịch vụ của đơn vị uy tín.

Với bề dầy kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn hồ sơ kết hôn với người Nhật Bản cùng đội ngũ luật sư chuyên viên chuyên nghiệp, Anzlaw tin tưởng chúng tôi có thể trợ giúp bạn kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam như ý muốn.

Trân trọng cảm ơn và rất mong được hỗ trợ bạn kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam.

Xem thêm: Kinh nghiệm kết hôn với người Nhật Bản

Nhập quốc tịch Nhật sau khi kết hôn