Quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản như thế nào là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc ghi chú kết hôn với người Nhật Bản đạt kết quả tốt nhất.
Khi kết hôn với người Nhật Bản, các bạn có thể thực hiện tại một trong những cơ quan sau:
- UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú tại Việt Nam;
- Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản;
- Cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tại Nhật Bản.
Do thủ tục kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản tại Nhật Bản đơn giản và người Nhật có thể đăng ký kết hôn vắng mặt người Việt, do đó đa số các bạn thường lựa chọn chuẩn bị giấy tờ và gửi sang Nhật Bản để người Nhật thực hiện đăng ký kết hôn.
Khi đã hoàn tất đăng ký kết hôn tại Nhật Bản, người Nhật sẽ chuẩn bị giấy tờ để thực hiện xin tư cách cư trú cho người Việt tại Nhật Bản. Có tư cách cư trú, người Việt sẽ thực hiện xin visa tại cơ quan đại diện của Nhật Bản tại Việt Nam. Trong thành phần hồ sơ xin tư cách cư trú, bắt buộc phải có Giấy trích lục ghi chú kết hôn tại Việt Nam.
Vậy quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản như thế nào?
Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
1. Tư vấn quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản sẽ gồm những bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản;
- Bước 2: Thực hiện quy trình thủ tục ghi chú kết hôn với người Nhật Bản gồm 02 bước, bao gồm:
+ Nộp hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản;
+ Nhận kết quả ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
1.1. Chuẩn bị hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Chuẩn bị hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản là một trong những nội dung quan trọng của quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Theo đó, để chuẩn bị đúng, đủ hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản thì bạn sẽ dựa trên quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng.
a) Quy định của pháp luật về hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản được quy định tại Khoản 1, Điều 50 Luật Hộ tịch 2014 đang có hiệu lực thi hành, được hướng dẫn bởi Điều 34, Khoản 1 Điều 35, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết như sau:
“Điều 50. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn
1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
…
Điều 34. Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định củaLuật Hôn nhân và gia đìnhViệt Nam.
2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.
Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tạiKhoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tạiKhoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tạiKhoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
…”
b) Thực tiễn chuẩn bị hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Trong thực tế, nếu chỉ tìm hiểu quy định của pháp luật mà chuẩn bị hồ sơ thì bạn sẽ không thể hoàn tất quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản. Bởi lẽ, hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản sẽ rất khác so với quy định của pháp luật.
Trong thực tiễn, hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản sẽ gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai ghi chú kết hôn với người Nhật Bản theo mẫu mới nhất (tải mẫu tờ khai ghi chú tại đây);
- Căn cước công dân/hộ chiếu của người Việt;
- Hộ chiếu của người Nhật Bản (bản dịch);
- Giấy chứng nhận tiếp nhận hồ sơ đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp (bản chính kèm bản dịch);
- Giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp (bản chính kèm bản dịch);
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người Việt đã được cấp trước đó, dùng để kết hôn với người Nhật Bản (bản sao).
Lưu ý: Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản cấp phải được chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
1.2. Thực hiện quy trình thủ tục ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nêu trên, các bạn sẽ chuyển sang thực hiện quy trình thủ tục ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản được quy định tại Khoản 2, Điều 50 Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Khoản 2, 3, Điều 35, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết như sau:
“Điều 50. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn
…
2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
…
2. Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
3. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịchvà quy định sau đây:
a) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
b) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
…”
Trong thực tiễn, các bạn sẽ thực hiện quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản gồm 02 bước, bao gồm:
- Bước 1: Nộp hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Theo đó, một trong hai bên vợ chồng sẽ có mặt tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam để nộp hồ sơ ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Tại cơ quan này, người đi ghi chú kết hôn sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp toàn bộ giấy tờ đã chuẩn bị. Chuyên viên trong cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ ghi chú kết hôn. Nếu hồ sơ có thiếu sót thì thông báo để người đi ghi chú kết hôn khắc phục lại hồ sơ. Ngược lại, nếu hồ sơ đã đúng và đủ thì tiếp nhận và hẹn trả kết quả cho người đi ghi chú kết hôn.
Thời hạn giải quyết ghi chú kết hôn với người Nhật Bản là 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Bước 2: Nhận kết quả ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Tới lịch trả kết quả, người đi ghi chú kết hôn với người Nhật Bản quay trở lại cơ quan có thẩm quyền để nhận kết quả gi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Tới đây, các bạn đã hoàn tất quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
2. Kết luận quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản
Như vậy, dựa trên quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu và làm rõ quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.
Thực tiễn, quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản là một trong những quy trình thủ tục hành chính có khá nhiều vướng mắc, phát sinh khi tự thực hiện.
Vướng mắc chủ yếu do sự xung đột pháp luật của Việt Nam và Nhật Bản. Theo đó, Nhật Bản sử dụng hộ tịch điện tử nên sẽ không cấp Giấy chứng nhận kết hôn như Việt Nam. Trong khi đó, tờ khai ghi chú kết hôn và quy định của pháp luật Việt Nam lại yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh việc đăng ký kết hôn tại Nhật Bản, cơ quan cấp giấy tờ kết hôn, số giấy tờ kết hôn. Đây là những thông tin mà giấy tờ hộ tịch của Nhật Bản không thể hiện.
Ngoài ra, như các bạn đều biết nền hành chính công của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập nên đôi khi vẫn có tình trạng người đi ghi chú kết hôn với người Nhật Bản bị gây khó khăn.
Làm gì để thực hiện quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản đạt kết quả tốt nhất?
Để thực hiện quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản đạt kết quả tốt nhất, các bạn nên làm những việc sau:
- Tham khảo kinh nghiệm từ những bạn đã hoàn tất ghi chú kết hôn với người Nhật Bản;
- Tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn để chuẩn bị đúng, đủ giấy tờ;
- Thực hiện quy trình ghi chú kết hôn với người Nhật Bản theo quy định của pháp luật;
- Ủy quyền cho đơn vị uy tín để được hỗ trợ, nếu bạn không am hiểu và không có nhiều thời gian đi lại.
Tin rằng, hơn chục năm trong lĩnh vực, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ghi chú kết hôn với người Nhật Bản đạt kết quả tốt nhất.
Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản