Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài

0
1171

Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?

Chính sách mở cửa thu hút người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, học tập, làm việc đã kéo theo hàng ngàn người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống. Mỗi người trong số họ cư trú tại Việt Nam với những tư cách khác nhau. Có người là nhà đầu tư, có người là chuyên gia, nhà khoa học và cũng nhiều người trong số họ là vợ/chồng hoặc con của công dân Việt Nam.

Tất yếu, những người nước ngoài này rất mong muốn được thường trú tại Việt Nam để ổn định, sinh sống và làm việc. Thậm chí, nếu họ là chuyên gia hoặc nhà khoa học thì nhà nước Việt Nam cũng mong muốn đăng ký thường trú cho họ để họ yên tâm cống hiến cho quốc gia. Vậy những người này có được xét cho thường trú tại Việt Nam hay không và thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?

1. Đề nghị tư vấn


Chào anh/chị!

Tôi đang có vấn đề sau cần được hỗ trợ.

Tôi và chồng người Hàn Quốc đã kết hôn và ở Việt Nam được hơn 2 năm nay. Trước đây chúng tôi dự định sau khi anh ấy hết thời gian công tác tại Việt Nam thì sẽ về Hàn Quốc định cư. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi đã thay đổi và quyết định sẽ sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

Tôi muốn anh/chị tư vấn giúp tôi là làm cách nào để tôi có thể bảo lãnh cho chồng tôi định cư lâu dài tại Việt Nam?

Xin chân thành cảm ơn!

Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài
Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài

2. Giải đáp đăng ký thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Bạn thân mến!

Lời đầu tiên thì cho phép Anzlaw gửi lời chào và lời cảm ơn khi bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty làm đơn vị tư vấn, giải đáp vấn đề pháp lý.

Với đề nghị của bạn thì Anzlaw xin được giải đáp như sau:

Để đinh cư lâu dài tại Việt Nam thì chồng của bạn cần phải xin đăng ký thường trú tại Việt Nam.

Phần nội dung dưới đây, Anzlaw sẽ nêu ra các trường hợp được đăng ký thường trú và thủ tục để đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật. Việc của bạn là sẽ đối chiếu các quy định của pháp luật với trường hợp của chồng bạn, từ đó đưa ra phương án phù hợp.

2.1. Các trường hợp người nước ngoài được đăng ký thường trú tại Việt Nam

Theo quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam thì những trường hợp sau đây được xem xét cho thường trú tại Việt Nam. Những đối tượng này bao gồm:

a. Người nước ngoài có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Đây là những người nước ngoài đã được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý của Đảng và nhà nước Việt Nam ghi nhận công lao của họ trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông thường, họ là những người có thành tích đặc biệt xuất sắc mà những việc làm của họ đã giúp đỡ rất nhiều cho người dân Việt Nam.

Nhiều năm trước đây, đa số họ là những người nước ngoài tham gia giải phóng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Ngay nay, họ thường là những nhà đầu tư mà việc đầu tư của họ đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

b. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia

Nhóm đối tượng này là những nhà khoa học, chuyên gia mà đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận trình độ chuyên môn của họ. Đây là nguồn lao động chất lượng cao hoặc nhà nghiên cứu mà nhà nước Việt Nam đang rất cần. Chính vì vậy, họ sẽ được hưởng ưu đãi pháp luật thông qua việc cho thường trú tại Việt Nam. Việc xem xét cho họ thường trú để họ an tâm làm việc, nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, phù hợp.

c. Người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam

Người nước ngoài này là thân nhân của người Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam. Thông thường, họ là người nước ngoài đã kết hôn với người Việt Nam hoặc là cha/mẹ của công dân Việt Nam. Tuy nhiên, họ sẽ phải tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên, tính từ 04 năm gần nhất tới ngày nộp hồ sơ. Thời gian 03 năm được xác định bằng tổng số ngày họ cư trú tại Việt Nam theo dấu xuất nhập cảnh trong hộ chiếu, được tính trong khoảng thời gian 04 năm gần nhất.

d. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước

Nhóm đối tượng này chủ yếu sinh sống vùng biên giới giáp ranh với Campuchia. Nơi họ thường sinh sống trên thuyền đánh cá và di chuyển thường xuyên không cố định.

Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài
Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài

2.2. Thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài

Để đăng ký thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài cần chuẩn bị giấy tờ và thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

a. Giấy tờ cần chuẩn bị

Người nước ngoài cần chuẩn bị giấy tờ, bao gồm những loại sau:

  1. Đơn xin thường trú theo mẫu;
  2. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận tình trạng tiền án, tiền sự của họ;
  3. Công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia mà người nước ngoài là công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét đăng ký thường trú cho người nước ngoài;
  4. Bản sao hộ chiếu đã được chứng thưc;
  5. Giấy tờ chứng minh họ đủ điều kiện được xét cho thường trú (nếu là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam thì cần có thư bảo lãnh của công dân Việt Nam).

b. Nộp hồ sơ đăng ký thườngng trú tại Việt Nam

Khi đã có đầy đủ giấy tờ trong tay, người nước ngoài tới cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ. Hai trường hợp đầu tiên sẽ nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an Việt Nam. Những trường hợp còn lại nộp hồ sơ tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh – công an cấp tỉnh nơi người đó đang tạm trú.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu không có gì sai sót người nước ngoài sẽ nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Thời hạn giải quyết việc đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài là 04 tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần kiểm tra, xác minh thì thời hạn giải quyết kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 02 tháng.

3. Kết luận đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài

Như vậy, bằng kiến thức pháp luật thì Anzlaw đã giải đáp xong đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người nước ngoài.

Theo chúng tôi đánh giá thì thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam không phải thủ tục quá phức tạp. Thế nhưng, việc chuẩn bị hồ sơ cần phải hết sức chính xác và đầy đủ. Kết quả đăng ký thường trú phụ thuộc hoàn toàn vào hồ sơ mà người nước ngoài chuẩn bị. Nếu không có thời gian và không am hiểu, tốt nhất bạn nên tìm tới đơn vị uy tín để được hỗ trợ.

Trong thực tế thì đây cũng là giải pháp được phần lớn người nước ngoài hoặc thân nhân của họ sử dụng.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn hoặc thân nhân của bạn đăng ký thường trú tại Việt Nam!

Xem thêm: Thủ tục xin miễn thị thực Việt Nam

Thẻ tạm trú cho người nước ngoài