Phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản

0
363

Phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản như thế nào là nội dung mà bạn nên tìm hiểu để việc kết hôn đạt kết quả tốt nhất.

Khi có ý định kết hôn với người Nhật Bản thì nhiều bạn thường quan tâm tới các vấn đề gồm:

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Nhật Bản;
  • Giấy tờ cần chuẩn bị;
  • Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản;
  • Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người Nhật Bản;
  • Phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản.

Trong số những nội dung nêu trên thì phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản là nội dung mà các bạn thường tìm hiểu khi đã hoàn tất việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc xác minh hồ sơ đăng ký kết hôn.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản?

Trong nội dung bài viết này, ANZLAW sẽ cùng bạn tìm hiểu và làm rõ những nội dung có liên quan tới phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản. Các nội dung tìm hiểu bao gồm:

  • Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản;
  • Quy định của pháp luật về phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản;
  • Thực tiễn phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản;
  • Lưu ý về phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
  • Luật Hộ tịch 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản | ảnh minh họa
Phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản | ảnh minh họa

Quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Khi tìm hiểu về phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản, bạn cần tìm hiểu quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản để bạn nắm được phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản ở thời điểm nào của quy trình đăng ký kết hôn.

Dù đăng ký kết hôn tại Việt Nam hay tại Nhật Bản, quy trình đăng ký kết hôn với người Nhật Bản bao gồm những bước sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Nếu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người Nhật Bản cần chuẩn bị một số giấy tờ theo quy định của pháp luật về hộ tịch của Việt Nam, thông lệ áp dụng pháp luật của địa phương. Sau đó, người Nhật Bản sẽ nhập cảnh vào Việt Nam và cùng người Việt Nam đi khám sức khỏe kết hôn để hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn.

Ngược lại, nếu đăng ký kết hôn tại Nhật Bản, người Việt Nam sẽ chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật Nhật Bản và gửi sang Nhật Bản để người Nhật Bản đăng ký kết hôn vắng mặt người Việt Nam hoặc cùng có mặt tại Nhật Bản để đăng ký kết hôn với người Nhật Bản.

Chi tiết về hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản, mời bạn xem thêm:Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản.

  • Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với nhận kết quả

Nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì cặp đôi sẽ tới UBND cấp huyện, nơi người Việt Nam cư trú để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và nhận kết quả. Ngược lại, nếu đăng ký kết hôn tại Nhật Bản thì người Nhật Bản cùng với người Việt Nam hoặc tự mình tới cơ quan hành chính tương đương với UBND cấp xã của Việt Nam để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn và nhận kết quả đăng ký kết hôn.

Quy trình đăng ký kết hôn tại Việt Nam như sau:

+ Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn cho chuyên viên lĩnh vực tư pháp – hộ tịch UBND cấp huyện, nơi người Việt Nam cư trú

Chuyên viên sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho cặp đôi.

+ Bước 2: Phòng Tư pháp – UBND cấp huyện thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, chuyên viên bộ phận một cửa sẽ chuyển hồ sơ đăng ký kết hôn của cặp đôi tới Phòng Tư pháp. Trưởng phòng tư pháp sẽ phân công cho chuyên viên thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Chuyên viên này sẽ kiểm tra các điều kiện kết hôn của cặp đôi. Trường hợp cần thiết, Phòng Tư pháp có thể mời cặp đôi tới để xác minh các điều kiện kết hôn mà nôm na nhiều người gọi là phỏng vấn kết hôn.

Quy trình đăng ký kết hôn tại Nhật Bản cũng gồm những công việc nêu trên nhưng không có bước gọi cặp đôi tới để xác minh điều kiện kết hôn.

Như vậy, tới đây bạn đã biết phỏng vấn kết hôn ở thời điểm Phòng Tư pháp thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn của cặp đôi và thấy rằng cần phải xác minh điều kiện kết hôn. Đăng ký kết hôn tại Nhật Bản không có quy trình phỏng vấn kết hôn.

Quy định của pháp luật về phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản

Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình và hộ tịch đang có hiệu lực thi hành thì không có khái niệm phỏng vấn kết hôn với người nước ngoài.

Quy trình có nội dung sát nhất với phỏng vấn kết hôn là quy trình xác minh trong thủ tục đăng ký kết hôn.

Việc xác minh này được thực hiện theo quy định tại Điều 31, Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chỉnh phủ, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch, được hướng dẫn bởi Điều 11, Thông tư 04/2020/TT-BTP. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. 

“Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Điều 11. Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc xác minh trong thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 31 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP được thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.

Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn.”

Theo nội dung công văn hướng dẫn xác minh hồ sơ đăng ký kết hôn của Bộ Tư pháp thì việc xác minh chỉ được thực hiện khi xét thấy cần thiết nhằm làm rõ nhân thân, sự tự nguyện của hai bên nam, nữ. Tùy từng vấn đề cần xác minh mà Phòng Tư pháp chủ động có hình thức xác minh phù hợp, nhưng phải bảo đảm tính khách quan (ví dụ: Liên hệ để làm việc, trao đổi với người có liên quan, cơ quan Công an…). Trường hợp đặc biệt, thấy cần làm rõ vấn đề nghi vấn như kết hôn giả thì có thể mời nam, nữ đến trụ sở UBND cấp huyện để trao đổi, làm rõ.

Như vậy, có thể khẳng định KHÔNG CÓ quy trình phỏng vấn khi kết hôn với người Nhật Bản. Mà chỉ có quy trình xác minh hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu thấy có vấn đề cần phải làm sáng rõ.

Phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản
Phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản

Thực tiễn phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản

Trong thực tiễn, hầu hết các địa phương giải quyết đăng ký kết hôn với người Nhật Bản thì không còn quy trình xác minh, phỏng vấn kết hôn. Theo đó, cặp đôi chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, chuyên viên thẩm tra các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật dựa trên hồ sơ đăng ký kết hôn.

Nếu giấy tờ đã đúng, đủ thì Phòng Tư pháp trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả kết quả cho công dân.

Việc cặp đôi người Nhật và người Việt Nam tới để xác minh, để đặt câu hỏi về nhân thân, sự tự nguyện khi đăng ký kết hôn và các điều kiện kết hôn khác không còn. Tuy nhiên, một số địa phương vẫn tiến hành mời cặp đôi tới để xác minh điều kiện kết hôn. Điều này gây ra nhiều phiền phức cho cặp đôi khi mà không phải lúc nào người Nhật Bản cũng có mặt tại Việt Nam để tham dự buổi xác minh.

Nội dung xác minh đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Nội dung xác minh nhằm để kiểm tra về điều kiện kết hôn và những vấn đề cần làm sáng tỏ.

Trong thực tế, không phải trường hợp nào cặp đôi cũng nhận được thông báo tới cơ quan có thẩm quyền để thực hiện xác minh.

Thông thường, một số trường hợp sau có thể sẽ phải xác minh khi giải quyết đăng ký kết hôn;

  • Độ tuổi nam, nữ chênh lệch nhiều;
  • Có dấu hiệu giấy tờ bị làm giả;
  • Thông tin trong các giấy tờ không trùng khớp;

Ngoài ra, cũng có trường hợp cán bộ, công chức sử dụng việc xác minh như một cách để gây khó khăn cho cặp đôi.

Làm gì khi nhận được thông báo mời làm việc để xác minh

Khi nhận được thông báo mời làm việc để xác minh hồ sơ kêt hôn thì các bạn cũng không cần phải quá lo lắng.

Cặp đôi chỉ cần có mặt theo đúng lịch hẹn, trả lời đúng sự thật những câu hỏi do cán bộ tư pháp đặt ra. Trong thực tế, gần như không có trường hợp nào cơ quan có thẩm quyền từ chối giải quyết đăng ký kết hôn do kết quả xác minh. Bởi lẽ, những điều kiện kết hôn đều đã được thể hiện qua giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn. Ví dụ: Điều kiện về tình trạng hôn nhân thì đã thể hiện qua giấy tờ độc thân, điều kiện về ý chí tự nguyện đã thể hiện qua tờ khai đăng ký kết hôn và giấy khám sức khỏe tâm thần.

Kết luận phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về phỏng vấn kết hôn với người Nhật Bản.

Kể từ khi Luật Hộ tịch 2014 ra đời đã giúp cho thủ tục kết hôn với người nước ngoài trở lên đơn giản hóa, không còn phức tạp, người dân dễ tiếp cận và thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn có những bất cập. Một bộ phận không nhỏ cán bộ vẫn còn gây khó khăn cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính.

Điều này cũng là một trong những trở ngại khiến cặp đôi gặp nhiều khó khăn khi kết hôn.

Nếu có vấn đề cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ để được trợ giúp.

ANZLAW tự hào có hơn chục năm trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ kết hôn với người Nhật Bản nên có thể hỗ trợ bạn những công việc sau:

  • Tư vấn rõ ràng các quy định của pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn về phỏng vấn (xác minh) kết hôn với người Nhật Bản;
  • Hỗ trợ nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản và nhận kết quả trong thời gian mong muốn của khách hàng.

Thông tin liên hệ

Quý khách hàng cần hỗ trợ vui lòng liên hệ ANZLAW theo cách thức sau:

  • Số điện thoại: 0988 619 259.
  • Zalo: 0988 619 259.

ANZLAWW hỗ trợ tư vấn miễn phí nên khách hàng hoàn toàn yên tâm, chúng tôi chỉ thu phí thực hiện công việc cụ thể. Chính vì vậy, nếu quý khách có vấn đề vướng mắc hãy liên hệ qua số điện thoại hoặc nhắn tin Zalo để được hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất.

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Bá Hùng – Công ty ANZLAW. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

Xem thêm: Kinh nghiệm kết hôn với người Nhật Bản

Tư vấn thủ tục kết hôn với người Nhật Bản

Bài trướcTổng hợp thủ tục ly hôn với người nước ngoài
Bài tiếp theoThời hạn sử dụng giấy độc thân của người nước ngoài
Công ty chuyên tư vấn luật trực tuyến, các dịch vụ tư vấn về luật : - Kết hôn với người nước ngoài - Visa bảo lãnh định cư - Các thủ tục hộ tịch - Giấy phép lao động - Nhận con nuôi - Miễn thị thực