Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản

0
1071

Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản là nội dung mà cặp đôi không thể không tìm hiểu. 

Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tư vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ thời điểm Việt Nam mở cửa nền kinh tế. Làn sóng đầu tư từ Nhật Bản đã kéo theo hàng ngàn người Nhật sang Việt Nam cư trú đầu tư, làm việc. Ngày này, bạn dễ dàng bắt gặp người Nhật khi họ hòa nhịp vào cuộc sống đời thường của khu dân cư hay thậm chí bắt gặp họ trên những tuyến phố đông đúc tại các thành phố lớn.

Và như một tất yếu của tự nhiên, trong thời gian sinh sống tại Việt Nam, nhiều người Nhật sẽ gặp gỡ rồi tìm thấy một nửa của mình là công dân Việt Nam.

Chiều ngược lại, xuất phát từ sự thiếu hụt lao động phổ thông, Nhật Bản cũng trở thành thị trường xuất khẩu lao động lớn của Việt Nam. Ngoài hình thức lao động tại Nhật Bản, nhiều bạn lựa chọn hình thức vừa học vừa làm như tu nghiệp sinh, thực tập sinh hoặc trở thành du học sinh tại Nhật Bản. Và trong thời gian cư trú tại Nhật Bản, nhiều bạn cũng đem lòng yêu và mong muốn tiến tới hôn nhân với người Nhật.

Vậy thủ tục kết hôn với người Nhật Bản như thế nào?

1. Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản

Khi kết hôn với người Nhật Bản, phần lớn cặp đôi sẽ quan tâm tới thủ tục đăng ký kết hôn nhưng ít bạn biết rằng, trước khi quan tâm tới thủ tục kết hôn với người Nhật Bản này bạn cần phải tìm hiểu về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

1.1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn

Trong rất nhiều bài viết trước đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng, khi kết hôn với người nước ngoài, cặp đôi nam và nữ có thể lựa chọn đăng ký tại một trong những cơ quan sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.

Nguyên tắc này cũng áp dụng đối với kết hôn với người Nhật Bản. Và do đó, cặp đôi có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản.

Nếu đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản thì nam và nữ sẽ phải thực hiện tại Nhật Bản.

Thông thường, đăng ký kết hôn tại cơ quan này chỉ phù hợp cho cặp đôi đang cùng cư trú tại Nhật Bản. Phổ biến nhất là trường hợp người Việt là lao động, thực tập sinh, tu nghiệp sinh hoặc du học tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, trước khi đăng ký kết hôn với người Nhật, bạn cũng nên hỏi ý kiến của đơn vị bảo lãnh cho bạn, tránh trường hợp trong hợp đồng của bạn với các đơn vị này có điều khoản cấm kết hôn với người Nhật Bản trong thời gian hợp đồng.

Những trường hợp còn lại thì các bạn nên kết hôn với người Nhật tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Tuy rằng, thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn còn phức tạp nhưng nếu được sự tư vấn, hỗ trợ thì bạn vẫn có thể nhận được kết quả đăng ký kết hôn như mong muốn.

Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong về cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, trước khi bắt tay thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản.

Cơ quan có thẩm quyền kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản
Cơ quan có thẩm quyền kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản

 

1.2. Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Việt Nam

1.2.1. Hồ sơ đăng ký kết hôn

Theo quy định của pháp luật thì trường hợp kết hôn tại Việt Nam thì cặp đôi sẽ chuẩn bị những giấy tờ theo quy định tại Điều 10, Khoản 1, Điều 38, Luật Hộ tịch 2014, được hướng dẫn bởi Điều 30, Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Chi tiết như sau:

“Điều 10. Hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ của nước ngoài

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 38. Thủ tục đăng ký kết hôn

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 30. Hồ sơ đăng ký kết hôn

1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.”


Đó là quy định của pháp luật về hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài nói chung. Trong thực tiễn, cặp đôi cần có những giấy tờ sau:

a) Công dân Nhật Bản cần có
  • Giấy tờ tùy thân do cơ quan của Nhật Bản cấp;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú tại Nhật Bản;
  • Hộ chiếu;
  • Thị thực hoặc giấy tờ chứng minh người Nhật Bản nhập cảnh vào Việt Nam hợp pháp;
  • Giấy tờ chứng minh hiện tại người Nhật đang độc thân;
  • Nếu trước đó người Nhật đã từng kết hôn thì cung cấp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ đó đã kết thúc;
  • Tờ khai đăng ký kết hôn với người Việt Nam;
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn theo quy định của pháp luật;
  • Ảnh thẻ.
Hồ sơ kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản
Hồ sơ kết hôn | Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản

b) Công dân Việt Nam cần có
  • Giấy tờ tùy thân;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Tờ khai đăng ký kết hôn với người Nhật Bản;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân trước đây đã chấm dứt, trường hợp đã từng kết hôn;
  • Giấy khám sức khỏe kết hôn;
  • Văn bản của cơ quan đang công tác cho phép kết hôn với người Nhật Bản, nếu đang là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm việc trong lực lượng vũ trang;
  • Ảnh theo mẫu.
c) Những vấn đề cần lưu ý về hồ sơ đăng ký kết hôn

Trong hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh sai sót. Thông thường, chúng tôi sẽ phải tư vấn, hướng dẫn ngay từ đầu cho khách hàng để tránh những sai sót này.

Còn nếu tự thực hiện, bạn sẽ phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tính hợp pháp và hợp lệ giấy tờ của người Nhật Bản

Quốc gia nào cũng đều có chủ quyền lãnh thổ và hệ thống chính trị riêng biệt. Và để bảo vệ nó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải kiểm soát giấy tờ của nước ngoài trước khi giấy tờ sử dụng tại quốc gia đó. Thêm vào đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải kiểm tra xem giấy tờ của nước ngoài muốn sử dụng tại quốc gia đó có đúng là giấy tờ thật hay không.

Đó chính là mục đích và ý nghĩa cơ bản của thủ tục chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì giấy tờ của người Nhật Bản cần được cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản chứng nhận lãnh sự và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự.

Ngoài đòi hỏi hợp pháp thì giấy tờ của người Nhật cũng phải hợp lệ. Tức là giấy tờ này cần đúng với biểu mẫu mà pháp luật quy định.

Thông thường, trước khi người Nhật sang Việt Nam, chúng tôi sẽ phải kiểm tra kỹ giấy tờ này.

  • Khám sức khỏe kết hôn

Hơn chục năm làm công tác tư vấn kết hôn với người nước ngoài nói chung và người Nhật nói riêng, chúng tôi nhận thấy đây cũng là vấn đề thường phát sinh nhiều sai sót. Với những địa phương nổi tiếng về sự thiếu chuẩn mực của cán bộ, công chức như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên thì giấy khám sức khỏe kết hôn cũng là giấy tờ hay bị soi mói, bắt bẻ nhất.

Và bạn sẽ phải nhớ quy định của pháp luật về khám sức khỏe kết hôn để biết được rằng, giấy tờ này của bạn đã đáp ứng theo quy định hay chưa.

Luật Hộ tịch 2014 quy định, giấy khám sức khỏe kết hôn phải do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp, xác nhận người được khám không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Thông thường, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng khám tại những cơ sở y tế có ghi rõ kết luận: “Đủ sức khỏe kết hôn”. Có như vậy thì rất ít cán bộ, công chức nào bắt bẻ được giấy tờ này.

  • Tờ khai đăng ký kết hôn – thủ tục kết hôn với người Nhật Bản

Khi có mặt nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, lúc đó bạn mới hoàn thiện tờ khai này cũng được. Tuy nhiên, kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy, bạn nên hoàn thiện tờ khai này ngay từ ở nhà và kẹp vào hồ sơ đăng ký kết hôn để hoàn tất thành 1 bộ hoàn chỉnh. Như vậy sẽ thể thiện được với chuyên viên rằng bạn có am hiểu về thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật Bản và sẽ khiến họ phải dè chừng khi có ý định gây khó khăn cho bạn.

Nếu muốn chuẩn bị tờ khai trước khi có mặt để nộp hồ sơ, bạn vui lòng tải và điền tờ khai theo hướng dẫn: Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài.

Tới đây, bạn đã biết về hồ sơ đăng ký kết hôn để thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam.

1.2.2. Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Trường hợp đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì nam và nữ có mặt tại UBND cấp huyện, nơi người Việt cư trú để nộp hồ sơ.

Và theo mọi quy trình, nam và nữ sẽ phải xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp hồ sơ cho chuyên viên. Chuyên viên sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính chính xác của giấy tờ. Nếu giấy tờ đã hợp lệ thì viết phiếu hẹn trả kết quả cho cặp đôi. Ngược lại, nếu giấy tờ còn thiếu sót thì thông báo cho cặp đôi để hoàn thiện lại.

Thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn với người Nhật Bản là 15 ngày làm việc. Thời hạn này được tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ và không tính ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ. Trong thực tế, các địa phương sẽ chỉ trả kết quả sau đúng 15 ngày làm việc. Và nếu muốn lấy kết quả sớm hơn, bạn sẽ đặt vấn đề đề nghị cán bộ hỗ trợ.

Tới lịch trả kết quả, cả hai có mặt để ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Lưu ý, cặp đôi cũng cần phải kiểm tra kỹ thông tin trong Giấy, nếu có sai sót thì đề nghị cấp đổi.

Như vậy, bạn đã hoàn tất thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam.

1.3. Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản

1.3.1. Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản tại Nhật Bản

Về cơ bản, bộ hồ sơ đăng ký kết hôn tại Nhật Bản cũng sẽ bao gồm các loại giấy tờ nói trên. Tuy nhiên, có một số giấy tờ sẽ phải sửa lại nơi đăng ký kết hôn cho phù hợp. Ngoài ra, cặp đôi không cần phải có giấy khám sức khỏe kết hôn.

Và bạn cũng phải lưu ý về tính hợp pháp và hợp lệ của giấy tờ.

Tới đây, bạn đã biết chuẩn bị giấy tờ để thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Nhật Bản.

1.3.2. Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Nhật Bản

Trường hợp đăng ký kết hôn tại cơ quan này, cặp đôi sẽ có mặt tại cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản để nộp hồ sơ. Và cũng giống như tại Việt Nam, cả hai cũng phải hoàn thiện tờ khai và xuất trình giấy tờ tùy thân.

Sau cùng, cặp đôi sẽ nhận được kết quả đăng ký kết hôn sau khoảng 2 tuần.

Khác với đăng ký kết hôn tại Việt Nam, cặp đôi sẽ không nhận được Giấy chứng nhận kết hôn bằng giấy mà chỉ nhận được thông tin người Việt trong sổ hộ tịch của người Nhật Bản.

Tới đây, bạn đã hoàn tất thủ tục kết hôn với người Nhật Bản tại Nhật Bản.

2. Ghi chú kết hôn với người Nhật Bản

Đây là công việc mà rất ít bạn biết và phải làm sau khi hoàn tất thủ tục kết hôn với người Nhật Bản. Phần lớn các bạn đều lầm tưởng rằng, chỉ cần nhận được Giấy chứng nhận kết hôn là đã xong. Thực tế không phải như vậy.

Theo quy định thì mỗi một sự kiện hộ tịch, trong đó có đăng ký kết hôn với người Nhật Bản chỉ đăng ký một lần. Thế nhưng, nếu chỉ đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc tại Nhật Bản thì quốc gia còn lại không thể biết được quan hệ hôn nhân đó. Và ghi chú kết hôn chính là giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì người Nhật sẽ thực hiện thủ tục này. Còn nếu kết hôn tại Nhật Bản thì người Việt sẽ ghi chú kết hôn.

Chi tiết về thủ tục này, bạn vui lòng xem Ghi chú kết hôn với người Nhật Bản.

Tới đây, bạn đã biết về ghi chú kết hôn, công việc phải làm sau khi hoàn tất thủ tục kết hôn với người Nhật Bản.

To khai ghi chu ket hon | Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản
To khai ghi chu ket hon | Thủ tục kết hôn với người Nhật Bản

3. Kết luận thủ tục kết hôn với người Nhật Bản

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về thủ tục kết hôn với người Nhật Bản.

Như các bạn đều biết thì thủ tục hành chính của Việt Nam rất phức tạp. Nếu không phải người am hiểu thì rất khó có thể hoàn tất được thủ tục đăng ký kết hôn với người Nhật mà không gặp vướng mắc.

Kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng của chúng tôi cho thấy, các bạn có thể nhờ tới sự tư vấn có trả phí để tự chuẩn bị hồ sơ và thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nếu không am hiểu, bạn có thể nhờ tới đơn vị uy tín để họ hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, việc còn lại là cặp đôi sẽ tự đi nộp hồ sơ.

Đây là giải pháp tốt nhất để phòng tránh rủi ro khi đăng ký kết hôn với người Nhật, đồng  thời tiết kiệm tối đa chi phí. Trường hợp cần chúng tôi hỗ trợ, bạn vui lòng có mặt tại văn phòng công ty hoặc gọi tới hotline.

Rất mong được đồng hành và hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục kết hôn với người Nhật Bản!

Vui lòng xem thêm: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Video hướng dẫn đăng ký kết hôn Thủ tục kết hôn với người nước ngoài mới nhất